Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với trưởng đoàn các nước Châu Phi.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với trưởng đoàn các nước Châu Phi.

Sáng 17-8, Hội thảo quốc tế Việt Nam - châu Phi lần thứ hai, với chủ đề "Việt Nam - châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững", đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến khai mạc Hội thảo.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Việt Nam, cùng 53 đoàn đại biểu các nước châu Phi, LHQ, các tổ chức quốc tế, các nước có dự án hợp tác ba, bốn bên với Việt Nam và châu Phi, đông đảo các doanh nghiệp, học giả, nhà nghiên cứu về châu Phi dự Hội thảo.


Chiều 17-8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Trưởng đoàn các nước châu Phi và các tổ chức quốc tế tham dự Hội thảo. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhiệt liệt chào mừng các đoàn đại biểu các nước châu Phi và các tổ chức quốc tế dự Hội thảo tại Việt Nam, với mong muốn thúc đẩy nhanh quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các nước châu Phi. Chủ tịch nước nhấn mạnh, tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước châu Phi, nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ quý báu mà nhân dân các nước châu Phi đã dành cho Việt Nam. Việt Nam có thể chia sẻ cùng bạn bè châu Phi về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế và giáo dục. Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi trong những năm qua. Giá trị trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và châu Phi trong sáu năm qua tăng từ 600 triệu USD lên ba tỷ USD. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết mong rằng, tại Hội thảo lần này, các nước châu Phi, các tổ chức quốc tế và Việt Nam nhìn nhận và đánh giá cụ thể, trao đổi và tìm kiếm những bài học thực tế, kinh nghiệm để tăng nhanh quan hệ hợp tác giữa kinh tế, trao đổi thương mại. Việt Nam sẽ làm hết sức để phát triển hiệu quả nhất quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với từng nước châu Phi cũng như với cộng đồng các nước châu Phi. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đánh giá cao vai trò của LHQ trong việc tạo điều kiện và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước châu Phi; đặc biệt là hỗ trợ thực hiện một số chương trình phát triển an sinh xã hội, như xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục...


Thay mặt các đoàn đại biểu, Phó Tổng Thư ký LHQ C.X.Ði-a-ra phát biểu ý kiến đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức Hội thảo Việt Nam - châu Phi; tin tưởng vào tương lai tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Phó Tổng Thư ký LHQ bày tỏ sự ngưỡng mộ những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Những bài học của Việt Nam sẽ vô cùng bổ ích với các quốc gia châu Phi. Phó Tổng Thư ký khẳng định, các đoàn đại biểu sẽ làm việc tích cực tại Hội thảo để tìm kiếm những cơ hội hợp tác, tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam - châu Phi.


Sáng cùng ngày, phát biểu ý kiến tại Hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, nhiệt liệt chào mừng các đại biểu đến dự  Hội thảo, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với việc hợp tác bền chặt giữa Việt Nam và các nước châu Phi có quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt từ lâu đời. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và đang vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nước châu Phi cũng đang bước vào thời kỳ mới, ổn định, tái thiết và phát triển. Một tương lai tươi sáng đang mở ra cho các nước châu Phi nói chung và cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và châu Phi nói riêng. Thủ tướng khẳng định, Hội thảo quốc tế Việt Nam - châu Phi trở thành một cơ chế đối thoại, một diễn đàn quan trọng, thực chất và là cầu nối hiệu quả để Việt Nam và các nước châu Phi anh em xích lại gần nhau, hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao và hội nhập quốc tế. Hội thảo lần thứ nhất diễn ra năm 2003 đóng vai trò mở đường trong quan hệ Việt Nam và châu Phi trong thời kỳ mới; Hội thảo lần thứ hai có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá những kết quả hợp tác đã đạt được, đề ra những phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp cụ thể trong thời gian tới để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - châu Phi đi vào thực chất, cùng có lợi.


Thủ tướng nhấn mạnh, quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và châu Phi đã có những bước phát triển thực chất với nhiều thỏa thuận được triển khai cụ thể, tạo cơ sở ngày một vững chắc cho mối quan hệ giữa hai bên thời gian tới. Thứ nhất, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã được tăng cường và mở rộng. Thứ hai, khuôn khổ pháp lý cho hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và châu Phi được hình thành với hơn 70 văn kiện hợp tác được ký kết, tạo cơ sở pháp lý ngày càng đầy đủ và vững chắc để Việt Nam và châu Phi mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và cùng quan tâm. Thứ ba, quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - châu Phi đang phát triển khá tích cực. Kim ngạch thương mại tăng bình quân 45%/năm, từ 360 triệu USD năm 2003 lên hơn hai tỷ USD năm 2009, tăng gấp đôi so với mục tiêu đề ra tại cuộc Hội thảo trước. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi chưa phát triển tương xứng tiềm năng và mong đợi của cả hai bên, bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Ðó là, việc trao đổi đoàn các cấp, cơ chế tiếp xúc và thông tin, mạng lưới các cơ quan đại diện của Việt Nam tại châu Phi, cũng như của châu Phi tại Việt Nam còn khiêm tốn. Khuôn khổ pháp lý nhìn chung chưa đầy đủ, chưa có nhiều thỏa thuận thiết yếu cho hợp tác đầu tư, kinh doanh lâu dài, như các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư... Các cơ chế hợp tác, nhất là cơ chế Ủy ban liên chính phủ còn ít và chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Tỷ trọng, hình thức và lĩnh vực trao đổi thương mại còn nghèo nàn, cơ cấu mặt hàng chưa có nhiều thay đổi. Công tác thông tin tuyên truyền quảng bá về châu Phi ở Việt Nam và về Việt Nam ở châu Phi còn hạn chế.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, phát triển toàn diện mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với châu Phi là chủ trương nhất quán của Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương đó đã nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ từ LHQ và các tổ chức quốc tế. Với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đang tích cực cùng các nước ASEAN đẩy mạnh quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết kinh tế trong khu vực và với bên ngoài. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và các nước châu Phi càng có thêm nhiều cơ hội cùng hợp tác phát triển thịnh vượng. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị Hội thảo đi sâu trao đổi theo các hướng, gồm: Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam - châu Phi trên tất cả các lĩnh vực cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; tăng cường sự hiện diện hiệu quả của Việt Nam tại châu Phi và của châu Phi tại Việt Nam. Thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư; tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên có tính khả thi cao, như năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại - đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác y tế, giáo dục... Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; thúc đẩy trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là trong công tác xây dựng và phát triển đất nước, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ. Rà soát và củng cố các cơ chế hợp tác song phương và đa phương, nhất là các cơ chế Ủy ban liên chính phủ; chú ý khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, các thành phần kinh tế nhằm tạo sự năng động và hiệu quả trong mỗi cơ chế được thiết lập.


Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, mối quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối của châu Phi đã dày công vun đắp là di sản quý báu mà Việt Nam và các nước châu Phi luôn trân trọng; đồng thời là nền tảng để cùng nhau tiến bước trong thế kỷ 21, đưa mối quan hệ đó sâu sắc, hiệu quả và thực chất hơn. Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam mong muốn cùng các nước châu Phi tích cực trao đổi thông tin và kinh nghiệm, xác định những thuận lợi, thách thức và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt, nhất là trong những lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh, như nông nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, thương mại, giáo dục, đào tạo nhân lực, trao đổi chuyên gia, lao động...


Thay mặt LHQ,  Phó Tổng Thư ký  LHQ C.X.Ði-a-ra phát biểu ý kiến đánh giá cao những kết quả kinh tế-xã hội mà Việt Nam đạt được, cũng như vai trò tích cực của Việt Nam trong triển khai chương trình Ðối tác chiến lược châu Á - châu Phi mới và Hội thảo Hợp tác Việt Nam - châu Phi, góp phần tăng cường hợp tác Nam-Nam trong các lĩnh vực; hoan nghênh mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Việt Nam và châu Phi, coi đây là yếu tố giúp thúc đẩy năng lực sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Phó Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh, Hội thảo lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nỗ lực toàn cầu trong việc đạt các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.


Cùng ngày, tại phiên thảo luận chuyên đề "An ninh lương thực, Hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo", các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực trạng và tiềm năng hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi, các phương thức hợp tác song phương, ba bên, bốn bên giữa Việt Nam và các nước châu Phi với bên thứ ba, nhằm tìm phương hướng thúc đẩy hợp tác trong xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực. Tại phiên thảo luận nhóm chủ đề về hợp tác thương mại - công nghiệp, năng lượng và đầu tư, các ý kiến đã nêu bật ý nghĩa của các chủ đề hợp tác, rà soát lại tình hình hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi kể từ sau Hội thảo lần thứ nhất; đánh giá kết quả đạt được và những hoạt động tiếp tục triển khai; đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực liên quan...


Bên lề Hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã có các cuộc gặp song phương với Phó Tổng Thư ký LHQ C.X.Ði-a-ra, Bộ trưởng Ngoại giao CH Xây-sen G.A-đam, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác CH Tô-gô Ô.A.Ê-li-ốt và Cố vấn kinh tế Thủ tướng CHDC LB Ê-ti-ô-pi-a G.Nê-oai-cờ-rít-xờ-tô. Tại các cuộc gặp, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm hoan nghênh các đại biểu tham dự Hội thảo Việt Nam - châu Phi lần thứ hai, nhấn mạnh mong muốn thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi và trao đổi những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, nông nghiệp, giáo dục, y tế... Phó Tổng Thư ký LHQ  và các trưởng đoàn châu Phi ca ngợi những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và những nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế và với các nước châu Phi. Các trưởng đoàn tin tưởng hợp tác với Việt Nam sẽ góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo và xây dựng đất nước tại các nước châu Phi, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Ðoàn Xuân Hưng có các cuộc làm việc song phương với đại diện LHQ, các đoàn Ăng-gô-la, Nam Phi và Ai Cập. 


Các đại biểu châu Phi cũng gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam, tham quan các gian hàng triển lãm trưng bày sản phẩm của Việt Nam và một số cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu tại Hà Nội.


Tối cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tổ chức chiêu đãi trọng thể các đại biểu quốc tế dự Hội thảo quốc tế Việt Nam - châu Phi lần thứ hai.
 
                                                                         Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục