Bí thư Huyện ủy Lương Sơn Trần Đăng Ninh thường xuyên kiểm tra cơ sở để lãnh đạo phát triển KT-XH địa phương

Bí thư Huyện ủy Lương Sơn Trần Đăng Ninh thường xuyên kiểm tra cơ sở để lãnh đạo phát triển KT-XH địa phương

(HBĐT) - Hướng dẫn chúng tôi thăm Nhà máy xi măng Hoà Bình nằm cạnh đường Hồ Chí Minh đang trong thời kỳ thi công nước rút để sớm đưa vào vận hành đúng vào dịp Đại hội Đảng bộ huyện và chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh, Bí thư Huyện uỷ Lương Sơn Trần Đăng Ninh phấn khởi: Trong năm 2010 này, huyện Lương Sơn có thể khẳng định là vùng kinh tế năng động của tỉnh.

 

Nhìn gương măt ướt đẫm mồ hôi trong cái nắng gay gắt cuối hè, chúng tôi hiểu và chia sẻ niềm vui với anh. Anh bảo: Lương Sơn là huyện Anh hùng trong kháng chiến. Truyền thống kiên cường, bất khuất của người dân Lương Sơn đã tạo ra thế và lực để huyện đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của mình, từ đó phát triển kinh tế hiệu quả theo định hướng của tỉnh.

 

Là huyện cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cầu nối liền giữa đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh phía Tây của Tổ quốc, Lương Sơn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Lương Sơn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đập tan ách thống trị của chế độ phong kiến Lang đạo, phá vỡ âm mưu xây dựng xứ Mường tự trị của thực dân Pháp và Việt Nam hoá chiến tranh của đế quốc Mỹ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ huyện đã kịp thời ra Nghị quyết 04, trong đó xác định: “Ra sức xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, gắn với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhân dân, chi viện sức người, sức của cho miền Nam trong bất kỳ điều kiện nào. Chuyển mọi hoạt động cho phù hợp với thời chiến, góp phần cùng cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới”. Với Nghị quyết này, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn không ngại hy sinh, vất vả, ngày đêm tập trung lực lượng vừa sản xuất, vừa phục vụ  chiến đấu. Ngoài những trận chiến đấu trực tiếp đối mặt với kẻ địch tại địa phương, gần 7.500 thanh niên đã tình nguyện nhập ngũ vào Nam chiến đấu trên các chiến trường; nhân dân tham gia hơn 18 vạn ngày công phục vụ các đơn vị bộ đội chủ lực như xây dựng sân bay Hoà Lạc, đào hào giao thông, xây dựng các trận địa phòng không, củng cố giao thông và các cơ sở hạ tầng khác bị địch dánh phá; ủng hộ khoảng 1,15 vạn tấn lương thực, 800 tấn thực phẩm cho chiến trường. Một trong những trận đánh lịch sử được nhiều người nhắc đến đó là trận dân quân du kích xã Hợp Hoà vây bắt giặc lái ở khu vực đồi Bù. Trong 8 ngày liên tục, địch tổ chức nhiều đợt tấn công bằng không quân hòng làm tổn thất quân ta và tìm cách cứu đồng bọn lái máy bay bị bắn rơi. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, lực lượng du kích xã Hợp Hoà đã chiến đấu kiên cường, bắt sống hai tên giặc lái, bắn cháy 1 máy bay trực thăng, diệt 6 tên giặc lái và thu hồi toàn bộ xác máy bay F111…

 

Với những thành tích và đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân huyện Lương Sơn đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: 7 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 1 Anh hùng liệt sĩ, 3 Huân chương Lao động hạng Ba, 3 Huân chương Quân công hạng Ba, 4 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 Huân chương Kháng chiến (hạng Nhất và hạng Hai). Ngày 22/8/1998, HUyện Lương Sơn vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng LLVT nhân dân.

 

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn tiếp tục đoàn kết, vượt qua nhiều khó khăn và giành được nhiều thành tích quan trọng trong phát triển KT-XH. Đặc biệt là trong giai đoạn 5 năm trở lại đây. Bí thư Huyện uỷ Trần Đăng Ninh cho biết: Trong 5 năm qua, kinh tế của huyện đạt mức tăng trưởng bình quân tăng 17,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Trong đó, tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm 25,8%, công nghiệp, xây dựng chiếm 43,1%, dịch vụ chiếm 31,1%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,5 triệu đồng (năm 2005) lên 17,1 triệu đồng  (năm 2010). Thu ngân sách Nhà nước đạt khoảng 90 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%. Bình quân mỗi năm huyện giải quyết việc làm cho gần 3.900 lao động.

 

Điểm nhấn quan trọng trong phát triển KT-XH của huyện Lương sơn, đó là huyện đã quy hoạch và xây dựng 3 khu công nghiệp với diện tích khoảng 600ha, thu hút hàng chục dự án đầu tư. Riêng với khu công nghiệp Lương Sơn với diện tích 230 ha đã thu hút được 14 dự án đầu tư sản xuất. Trong đó có 4 dự án FDI với số vốn 13,5 triệu USD, 9 dự án đầu tư trong nước với số vốn 502,5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp này đạt doanh thu 69,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm 640 lao động.

 

Bí thư Huyện uỷ Trần Đăng Ninh phấn khởi: Có lẽ Lương Sơn là mảnh đất lành nên có khá nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm về để phát triển. Không chỉ đầu tư vào mảng công nghiệp, hiện nay, trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án du lịch lớn như sân golf Phượng Hoàng và Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình thuộc xã Lâm Sơn, Khu du lịch sinh thái thuộc xóm Mòng,  thị trấn Lương Sơn... Điều đó là cơ hội tốt để huyện đẩy mạnh phát triển KT-XH, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân.

 

 

                                                                                  Ngọc Vinh

 

Các tin khác

Nhân dân xã Bảo Hiệu tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao năng suất thu hoạch.
Đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh thăm hỏi, động viên sức khỏe mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thục
Tổng Bí thư Nông Đức mạnh tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa nhất trong tiến trình lịch sử một nghìn năm Thăng Long - Ðông Ðô - Hà Nội

Vào những ngày mùa thu lịch sử này, cách đây 65 năm, dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, của Ủy ban Quân sự cách mạng, tức Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội do đồng chí Nguyễn Khang, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy làm Chủ tịch và của Thành ủy, Mặt trận Việt Minh, quân và dân Hà Nội đã sáng tạo, chớp thời cơ nhất tề nổi dậy đánh đổ chính quyền của phát-xít Nhật và bọn bù nhìn, giành chính quyền về tay nhân dân. Ðây là sự kiện có ý nghĩa nhất trong tiến trình lịch sử một nghìn năm Thăng Long - Ðông Ðô - Hà Nội.

Đảng bộ xã Tu Lý: Xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh

(HBĐT) - Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ xã Tu Lý, huyện Đà Bắc đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX đề ra.

Bản người Dao vui Tết Độc lập

(HBĐT) - Cũng như nhiều vùng quê khác, Tết Độc lập ở bản người Dao Đồng Chụa, xã Thống Nhất (TP. Hoà Bình) đã trở thành ngày đoàn tụ, sum họp của mỗi gia đình, ngày gặp mặt đồng đội, đồng chí và là dịp để người dân trong bản cùng nhau tham gia các hoạt động kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Tập huấn thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại địa phương

(HBĐT) - Ngày 27/8, Sở KH-CN phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã tổ chức hội nghị tập huấn về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại địa phương. Dự tập huấn có lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, phòng kinh tế, công thương các huyện, thành phố; cán bộ trực tiếp làm công tác KH-CN cấp huyện; đại diện các Hiệp, hội trên địa bàn tỉnh.

Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Ngày 27-8, tại Trụ sở T.Ư Ðảng, tập thể Bộ Chính trị với sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện và phương án nhân sự chuẩn bị trình Ðại hội đại biểu Ðảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Chủ tịch nước hội kiến với các lãnh đạo Campuchia

Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia, chiều 27/8, tại Hoàng Cung ở thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có các cuộc hội kiến với Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Samdech Sisowath Chivanmonirak, Quyền Chủ tịch Quốc hội Ngoun Nhel và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Samdech Hun Sen.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục