Cơ sở hạ tầng xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) ngày càng khang trang.

Cơ sở hạ tầng xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) ngày càng khang trang.

(HBĐT) - Đồng chí Vũ Đức Trí, Phó Bí thư TT xã Hợp Thịnh cho biết: Là xã thuộc vùng hạ lưu sông Đà với 920 hộ dân và 4.200 nhân khẩu, hầu hết số hộ dân sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải tiên phong đi đầu ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở mang các ngành, nghề dịch vụ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo.

 

Hợp Thịnh đang có nhiều đổi thay, hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế tăng trưởng khá toàn diện, hàng năm luôn ở mức 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Thu nhập bình quân năm 2009 là 12,7 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 2,72%. Đó là những kết quả phấn khởi mà nhân dân xã Hợp Thịnh nỗ lực phấn đấu trong nhiều năm qua.

 

Trong lĩnh vực nông nghiệp, phong trào thi đua thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào nhờ đó năng suất bình quân năm 2005 đạt 46 tạ/ha đến năm 2009 đạt 51,6 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 2.720 tấn đến năm 2009 đạt 3.081 tấn. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 640kg/người/năm 2005 lên 730kg/người/năm 2009. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh. Nhiều hộ gia đình chăn nuôi quy mô lớn theo hướng hàng hoá. Hiện nay, toàn xã có 855 con trâu, bò; 12,700 con lợn, 23.000 con gia cầm.

 

Hoạt động lâm nghiệp cũng được nhân dân chú trọng, công tác trồng và bảo vệ rừng thực hiện theo qui ước, không để xảy ra cháy rừng, chặt phá rừng. Năm 2009, xã đã trồng 166,7 ha rừng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được tăng lên hàng năm, đến năm 2009 xã đã có 19 ha.

 

Bên cạnh đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của địa phương tăng khá cao (39,40%). Các hộ duy trì và mở rộng các xưởng cơ khí, mộc, kinh doanh khai thác vật liệu xây dựng. Có 14 hộ kinh doanh về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm ổn định cho 250 – 300 lao động địa phương, thu nhập bình quân từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/người/tháng. Các cơ sở sản xuất tập trung khai thác vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương như: Hợp tác xã Tiến Phong, công ty Bình Minh, giá trị sản xuất năm 2009 là 21,1 tỷ đồng.

 

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phong trào làm giao thông nông thôn rất sôi nổi, nhờ đó toàn xã đã cứng hoá được 10 km đường giao thông nông thôn, bê tông hoá 4 km kênh mương nội đồng; huy động hàng nghìn ngày công nạo vét kênh tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, nâng cấp 3 tuyến đê với 813m khối đất đá đã được Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT tặng bằng khen.

 

Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã, sự đóng góp công sức của nhân dân và Nhà nước, các dự án đã tích cực xây dựng mới, nâng cấp nhiều công trình thiết thực phục vụ sự phát triển KT-XH. Xã đã xây dựng được trụ sở làm việc, trạm y tế, nghĩa trang liệt sỹ, trường lớp khang trang, không còn phòng học tạm. Nhờ có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, ngành, chất lượng dạy và học được nâng cao. Xã có trường tiểu học được công nhận là trường chuẩn quốc gia năm 2007-2008, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 97%, học sinh tốt nghiệp đạt 98%, số học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh không ngừng tăng lên, số giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh đạt 29,7%. Đội ngũ cán bộ y tế được củng cố đến 13 xóm, trạm y tế có 1 bác sỹ và 5 cán bộ y tế. Công tác tiêm phòng đạt trên 90%, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 22% năm 2005 xuống 16% năm 2009. Tổng số lượt khám chữa bệnh 5 năm qua đạt 10.856 lượt người, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được tăng cường thường xuyên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%.

 

Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển tới các thôn xóm đã thúc đẩy các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng nếp sông mới, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng nông thôn mới. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá”, đến năm 2009 đã có 743 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá chiếm 80,7%. Trong đó có 510 hộ đạt gia đình văn hoá 3 năm liền, năm 2009 xã đã có 9 làng văn hoá. Công tác quốc phòng an ninh được thực hiện nâng cao kiến thức quốc phòng cho nhân dân, thực hiện tốt kế hoạch tuyển quân, hàng năm đạt 100% chỉ tiêu giao quân. 5 năm qua, xã đã huy động được 202 thanh niên khám tuyển. Xã xây dựng mạng lưới công an viên, tổ hoà giải tới 13 cơ sở xóm, phối hợp với các xã bạn làm tốt công tác an ninh vùng giáp ranh.

 

Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Hợp Thịnh phấn đấu tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng; đồng bộ kết cấu hạ tầng, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh cho thu nhập cao; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hoàn thành chỉ tiêu những năm tới như: kinh tế tăng trưởng 13% trở lên, tổng sản lượng lương thực đạt 3.500 tấn, nâng độ che phủ rừng 80%, 100% hộ dân được dùng nước sạch, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 1%.

                                                             

                                                                          Tuấn Hưng

 

Các tin khác

ĐVTN giúp đỡ hộ nghèo xã Trung Minh trồng cây.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gắn Huân chương Sao Vàng lên lá cờ
truyền thống của ngành thanh tra.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh với cán bộ,công chức bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với các đại biểu dự đại hội.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ khảo sát quần thể hang động tự nhiên tại thị trấn Cao Phong

Ngày 28/7, đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đã đến khảo sát quần thể hang động mới được phát hiện tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong. Cùng đi, có đại diện Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá - Thể thao& Du lịch...

Diễn tập phương án giải tán gây rối, bạo loạn và đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin - HB10

(HBĐT) - Sáng 28/9, tại trường Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật Tây Bắc, UBND tỉnh đã tổ chức diễn tập phương án giải tán gây rối, bạo loạn và đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin - HB10.

Hội thảo chuyên đề phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi

(HBĐT) - Ngày 28/9, tại UBND tỉnh, Tiểu ban quản lý qui hoạch lưu vực sông Đáy đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2010 và hội thảo chuyên đề phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi.  

Lạc Sơn: Tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia bộ máy lãnh đạo và ra quyết định

(HBĐT) - Trong một cuộc hội thảo với chủ đề "Nâng cao vai trò của phụ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo và ra quyết định" do Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh tổ chức vừa qua, chị Quách Thị Lịch, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lạc Sơn đã mạnh dạn nói lên nguyện vọng của cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ huyện: Mong muốn chị em phụ nữ được quan tâm, tạo điều kiện nâng cao trình độ để có thể tham gia vào bộ máy lãnh đạo và ra quyết định.

Phòng Nội vụ huyện Yên Thuỷ: Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác nội vụ

(HBĐT) - Là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác nội vụ tại địa phương, Phòng Nội vụ huyện Yên Thuỷ đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng chung của toàn huyện. Đây là đơn vị điển hình tiên tiến của Yên Thuỷ với thành tích ba năm liên tục (2007 - 2009) đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

Vững vàng thị trấn vùng cao

(HBĐT) - Cách đây ngót 20 năm, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc được biết đến là một vùng quê heo hút, dân cư thưa thớt, nhiều hộ được di chuyển từ lòng hồ Sông Đà về, cuộc sống bộn bề gian khó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục