Các đại biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tiếp tục chương trình phiên họp 35, chiều 4/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, dự án Luật Lưu trữ gồm 6 chương, 44 điều, được xây dựng nhằm tăng cường quản lý các hoạt động về thu thập, bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong hoạt động lưu trữ phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn bảo đảm quản lý tốt, có hiệu quả hoạt động lưu trữ.
Những điểm mới của dự thảo Luật Lưu trữ là ở việc làm rõ hệ thống Lưu trữ lịch sử và thẩm quyền thu thập tài liệu của lưu trữ lịch sử, nhất là ở địa phương; chính sách của Nhà nước, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ và tài liệu Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam; thời hạn được phép sử dụng tài liệu tại Lưu trữ lịch sử; công khai, đơn giản hóa thủ tục sử dụng tài liệu lưu trữ; việc sao tài liệu lưu trữ, cấp giấy chứng thực lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng thực lưu trữ; mở rộng và tăng cường hội nhập quốc tế.
Các điều chỉnh mới này được cho là sẽ có tác động tích cực đến nhận thức cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các quy định pháp luật về lưu trữ; là bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cách thủ tục công khai tài liệu lưu trữ hạn chế sử dụng; tác động đến nhận thức của xã hội về vai trò công tác lưu trữ và giá trị của tài liệu lưu trữ.
Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Lưu trữ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng việc ban hành Luật này sẽ góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội đối với công tác lưu trữ; tiếp tục khẳng định tài liệu lưu trữ là tài sản quý báu của quốc gia, phải được quản lý thống nhất để khai thác, sử dụng lâu dài và phát huy giá trị trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tán thành nhiều nội dung của Dự thảo Luật, tuy nhiên Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, giải trình kỹ hơn một số vấn đề như về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, quan hệ giữa Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam, giữa cơ quan lưu trữ của Đảng và cơ quan lưu trữ của Nhà nước; tổ chức lưu trữ lịch sử, nội hàm khái niệm “lưu trữ,” “lưu giữ”...
Theo Thường trực Ủy ban Pháp luật, tài liệu lưu trữ quốc gia cần được quản lý thống nhất tại Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
Hiện nay, tài liệu lưu trữ còn rất phân tán, cần có giải pháp để quản lý tập trung thống nhất. Đây là vấn đề quan trọng, chi phối toàn bộ nội dung của Pháp lệnh hiện hành và dự thảo Luật Lưu trữ, đồng thời, để thống nhất quản lý nhà nước về lưu trữ thì phải có các quy định thống nhất về nghiệp vụ lưu trữ.
Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng tán thành với đề xuất của Chính phủ, không tổ chức lưu trữ lịch sử ở cấp huyện để tập trung nguồn lực cho việc hiện đại hóa, phát triển sự nghiệp lịch sử.
Việc tổ chức lưu trữ lịch sử tại Trung ương và cấp tỉnh là hoàn toàn phù hợp với thực tế quản lý lưu trữ quốc gia đồng thời cũng nhằm đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, giảm cấp trung gian, góp phần thực hiện cải cách hành chính.
Thường trực Ủy ban cũng đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo rõ hơn về thực trạng tổ chức lưu trữ lịch sử cấp huyện để có hướng xử lý đối với lưu trữ lịch sử cấp huyện ở những nơi đã được thành lập./.
Theo TTXVN
Ngày 3-10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp UBND thành phố Hà Nội tổ chức thông xe dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc và gắn biển đặt tên công trình là Ðại lộ Thăng Long. Ðây là một trong những công trình giao thông trọng điểm được Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chọn là công trình hoàn thành chào mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Dự lễ, có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các nhà thầu và đại diện công nhân tham gia xây dựng công trình.
Sáng 3-10, tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Thành ủy, HÐND, UBND, MTTQ thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn và gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ðến dự có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Ðảm; Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ðặng Ngọc Tùng; Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...
(HBĐT) - Đảng bộ thành phố Hòa Bình đã thực hiện được thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX. Nhiều ngành, lĩnh vực của thành phố dẫn đầu phong trào thi đua, khẳng định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 3/10, tại xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, UBND tỉnh Hòa Bình và Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đã phối hợp tổ chức lễ khởi công công trình đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Mới thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 21/7/2009, Công đoàn Công ty cổ phần cơ khí đúc Hồng Hà đã bám sát nhiệm vụ, đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động và tăng lợi nhuận cho Công ty.
(HBĐT) - 9 tháng qua, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 1.380 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong tỉnh lên 48.459 đồng chí, sinh hoạt tại 677 TCCS Đảng.