Đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) thảo luận tại hội trường

Đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) thảo luận tại hội trường

Sáng 23/10, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tố tụng hành chính và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì phiên họp.

Dự án Luật Tố tụng hành chính đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII (tháng 6/2010). Sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Luật Tố tụng hành chính được chỉnh lý gồm 17 Chương và 264 Điều, quy định về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính.

Dự thảo Luật Tố tụng hành chính trình Quốc hội xem xét thông qua gồm 17 Chương, 264 Điều, tăng hơn so với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 là 4 Chương, 101 Điều.

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu tập trung cho ý kiến về các nội dung: Khởi kiện vụ án hành chính; phát biểu của kiểm sát viên tại phiên toà; phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm; cơ chế kiến nghị và xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (NDTC); vấn đề quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; việc bổ sung Điều 262 của dự thảo Luật này để sửa đổi Điều 136 và Điều 138 của Luật Đất đai để giải quyết vấn đề không thống nhất giữa Luật Đất đai, Luật Khiếu nại tố cáo và khởi kiện về đất đai…

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đề nghị nên cân nhắc kỹ quy định đối với lĩnh vực tố tụng hành chính, song lại tán thành về sự cần thiết có quy định xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao trong lĩnh vực hình sự và dân sự.

Về sự tham gia, phát biểu của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa sơ thẩm, các đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) và một số đại biểu khác cho rằng, nếu KSV đã dự và phát biểu thì cần phải thể hiện cả quan điểm của mình về nội dung bản án, chứ nếu chỉ phát biểu về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình xét xử thì không thật sự cần thiết. Ngược lại, đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) đồng tình với quy định như dự thảo luật là KSV chỉ phát biểu về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình xét xử, không phát biểu về nội dung bản án, đại biểu Cư cho rằng, nếu phát hiện thấy bản án có sai sót, Viện Kiểm sát vẫn có quyền kháng nghị. Đại biểu Vũ Hồng Anh (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến, Điều 161 quy định về phát biểu của kiểm sát viên: “Tại phiên toà sơ thẩm, kiểm sát viên chỉ nên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của người thi hành tố tụng, người tham gia tố tụng, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án” là hợp lý. Bởi theo đại biểu, KSV không nên phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án. Quy định như thế sẽ phù hợp với vai trò kiểm sát hoạt động tư pháp, bảo đảm tính độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử cũng như tính khách quan của phiên toà.

Đại biểu Vũ Hồng Anh ( Hà Nội) đề nghị bổ sung vào Khoản 1, Điều 228 và Khoản 1, Điều 237 quy định: Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng có quyền kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án NDTC vì đây là cơ chế đặc biệt, sửa sai quyết định bản án của Toà án liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước, có đối tượng là quyết định hay quy định hành chính. Bộ trưởng Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ trong việc bảo đảm tính hợp pháp, tính thống nhất của các văn bản do Chính phủ và các cơ quan Chính phủ ban hành, trong đó có các quyết định hành chính.

Tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, KSV có thể phát biểu cả về nội dung vụ án và việc tuân theo pháp luật của người thi hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Việc phát biểu của kiểm sát viên lúc này một mặt để kiểm sát hoạt động tư pháp, mặt khác nhằm bảo vệ quyết định kháng nghị trong trường hợp Viện Kiểm sát có kháng nghị.

Về việc phân định thẩm quyền giữa các cấp Toà án, đại biểu Võ Thị Thuý Loan ( Tiền Giang) cho rằng: Dự thảo Luật không có khoản nào quy định rõ thẩm quyền của Toà án NDTC mà chỉ quy định thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh, huyện. Vì vậy, đại biểu này đề nghị, Luật nên có khoản chỉ rõ, Toà án NDTC không chỉ là cấp phúc thẩm, mà còn là cấp giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các quyết định giải quyết vụ án hành chính của các toà án nhân dân các cấp.

Về chức năng quản lý nhà nước trong việc thi hành án, đại biểu Mã Điền Cư ( Quảng Ngãi) nhất trí với nhiều đại biểu cho rằng, thực tế hiện nay, nên giao cho Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về thi hành án, giao cho cơ quan thi hành án cấp trên giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện.

Chiều 23/10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường, nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật trên./.

                                                                     Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác

Lãnh đạo Trung tâm hoạt động TTN trao quà cho các thanh-thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả cao trong học tập.
Không có hình ảnh
Nhân dân xã Phú Cường (huyện Tân Lạc) đóng góp nguyên vật liệu và ngày công để bê tông hóa đường GTNT liên xóm dưới hình thức Nhà nước và nhân dân cung làm.
Nông dân Thượng Bì thu hoạch lúa, năng suất đạt trên 50ta/ha.

Hợp Thịnh: Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển KT-XH

(HBĐT) - Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể, nhân dân các dân tộc xã Hợp Thịnh (huyện Kỳ Sơn) đã đoàn kết một lòng thực hiện thành công mục tiêu phát triển KT-XH mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX đề ra.

Khai mạc Ðại hội Đảng bộ các tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng

Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh dự và chỉ đạo Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên * Ðại hội Ðảng bộ các tỉnh: tuyên quang, thái bình kết thúc thành công Ngày 21-10, tại TP Thái Nguyên, Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2010-2015 khai mạc. Ðồng chí Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh dự và chỉ đạo Ðại hội. Cùng dự, còn có các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Trần Lưu Hải, Phó Trưởng ban Tổ chức T.Ư; Nguyễn Bắc Son, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở T.Ư và địa phương. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đề nghị trợ giúp các gia đình Việt tại Hàn Quốc

Chiều 21/10 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc, bà Peik Hee Young nhân dịp bà Bộ trưởng sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Nỗ lực đưa quan hệ Việt Nam-Mỹ đi vào chiều sâu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng quan hệ Việt Nam-Mỹ sau 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đang phát triển tốt đẹp, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Việt Nam mong muốn hai bên cùng nỗ lực đưa quan hệ Việt-Mỹ đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Đảng bộ BHXH tỉnh: Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao

(HBĐT) - Chính sách chế độ BHXH, BHYT thường xuyên có sự điều chỉnh, sửa đổi bổ sung thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn đầu đưa BHXH, BHYT vào đời sống mọi tầng lớp nhân dân.

Trên 58 tỉ đồng thực hiện chính sách tinh giản biên chế

(HBĐT) - Thực hiện chính sách tinh giản biên chế, giai đoạn đầu thực hiện theo Nghị quyết số 16 ngày 18/10/2000 và Nghị quyết số 09 ngày 28/7/2003 của Chính phủ, toàn tỉnh đã có 1.138 người nghỉ hưởng chế độ, chính sách với tổng số tiền trên 28,8 tỉ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục