(HBĐT) - Ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam, nơi nơi có không khí rộn ràng với hoa tươi, những lời chúc mừng với những hoạt động tưng bừng nhằm tôn vinh các nhà giáo - “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, truyền thống đó càng được phát huy. Bác luôn đánh giá rất cao vai trò của các cô giáo, thầy giáo với xã hội. Bác nói: “Những thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo là người vẻ vang nhất. Những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. (1)
Muốn được như vậy, những thầy giáo, cô giáo trước hết phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm. Phải thương yêu chăm sóc học sinh. Bác xác định chức năng người thầy: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo duc, nhưng để thực hiện được vai trò vẻ vang của mình, trước hết, thầy giáo phải xứng đáng là thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thận vì không phải ai cũng làm thầy được”. (2)
Làm theo tư tưởng của Người, Chỉ thị 40 của Ban Bí thư T.ư Đảng đã đánh giá: “Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao” nhưng Chỉ thị cũng nhấn mạnh mặt hạn chế, yếu kém: “Một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách chưa làm gương tốt cho học sinh”.
Để xứng đáng phẩm cách của người thầy theo đạo đức Hồ Chí Minh cần ra sức rèn luyện, tập trung vào 3 yếu tố làm nên phẩm cách người thầy: là tâm hồn, kiến thức và sự hiểu biết và sau cùng là phương pháp sư phạm.
Tâm hồn người thầy cần thể hiện lòng yêu thương vô hạn, quý mến và tôn trọng con người. Chính lòng yêu quý đó là cội nguồn của mọi phẩm cách cao đẹp, là khởi thủy của đạo đức. Đối với người thầy giáo, người cán bộ quản lý giáo dục trước hết phải thể hiện một tâm hồn trong sáng, lối sống lành mạnh, có sự yêu thương học sinh và đồng nghiệp. Chính nhờ tâm hồn, lòng yêu thương ấy mà mỗi lời giảng của thầy mới dễ thấm sâu vào tâm hồn trong trắng, non trẻ của học sinh, khắc sâu vào tâm trí học sinh thành những hình ảnh đẹp trong hành trang bước vào đời của mỗi người.
Lòng yêu thương của thầy phải gắn với sự tôn trọng con người là một yêu cầu cao với con người thì mới bền gốc, sâu rễ. Tôn trọng con người theo tư tưởng đạo đức của Bác: “Trong trường cần có dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò” (3). Bác lại nêu tấm gương của người thầy, tâm hồn người thầy: “Trẻ em như tấm gương sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu, cho nên phải giáo dục tư tưởng đạo đức cho người thầy”. (4)
Lời Bác dạy luôn nhắc nhở, động viên đội ngũ giáo viên, vì vậy có những hiện tượng, việc làm của một số ít thầy, cô giáo đã tự đánh mất vai trò, vị trí, nhân cách của mình về phẩm cách cao đẹp của người thầy thì thật đau xót và hổ thẹn.
Muốn làm tốt phẩm cách người thầy theo đạo đức của Bác Hồ đòi hỏi người thầy về nhiều mặt bao gồm về kiến thức tự nhiên, xã hội và về con người. Thầy muốn truyền thụ kiến thức thì phải nắm vững kiến thức, nắm chắc điều mình dạy, điều gì chưa chắc thì phải tra cứu sách vở, hỏi đồng nghiệp, nhất thiết không để thiếu trách nhiệm trước những kiến thức mình truyền thụ cho học sinh. Người thầy mới chỉ giỏi về chuyên môn chưa đủ mà cần có những hiểu biết sâu rộng, sự phong phú về kiến thức góp phần tạo nên sự phong phú về tâm hồn.
Vinh dự của người thầy là thông qua dạy chữ để dạy người. Phương pháp truyền thụ của người thầy bao gồm nhiều vấn đề nhưng điều quan trọng là khơi dậy ở học sinh tính tích cực, chủ động để học sinh say mê học tập, khát khao tìm tòi cái mới, cái đẹp. Có tâm hồn trong sáng, hướng thiện để xa rời thói hư, tật xấu. Khi lên lớp giảng dạy, người thầy đứng trên bục giảng phải thể hiện phẩm cách, phải nhiệt tình, giảng dạy hết nội dung, không cắt xén, bớt lại để có ý đồ dạy thêm, học thêm. Để vấn đề học vẫn có tính thương mại thì trước hết, phẩm cách người thầy sẽ bị bán, bị hạ thấp. Mỗi giờ giảng của thầy là người chủ đạo, là sự gợi mở, sự khuyến khích phát triển ngăn ngừa mọi sai lầm. Lấy lòng nhân ái mà cảm hóa học sinh, lấy sự uyên thâm mà thu hút sự hiếu học của học sinh. Việc đánh giá cho điểm học sinh phải công bằng, khách quan, không vị nể, thầy không vô tư, thiên vị thì tự đánh mất tư cách, uy tín của mình trước học sinh.
Thầy giáo, cô giáo luôn rèn luyện đặt cá nhân mình trong mối quan hẹ hữu cơ nhà trường - gia đình - xã hội. Nhà trường trong đó có chất lượng dạy học và lương tâm, phẩm cách của người thầy, là tiền đề vững chắc để người thầy đủ tự tin, năng lực để đảm nhận một công việc khó khăn, sự nghiệp trồng người. Người thầy giáo có phẩm cách tốt là nền tảng lý tưởng để chấn hưng nền giáo dục nước nhà mà ở đó đang có nhiều tồn tại, bức xúc, nhiều tấm gương thầy giáo, cô giáo tốt sẽ đưa lại thành quả lớn lao con nền giáo dục. Trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhân ngày 20-11, ngày Nhà giáo Việt
(1), (2), (3), (4): Tuyển tập Hồ Chí Minh, tập 5 Bàn về giáo dục.
Nhà Giáo ưu tú
Văn Song
Ngày 18-11, ngày làm việc thứ 25, kỳ họp thứ tám, QH khóa XII. Các đại biểu QH làm việc tại Hội trường, thảo luận hai dự án: Luật Tố cáo và Luật Ðo lường.
Ngày 18/11/2010, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói: "Báo cáo Tự do Tôn giáo quốc tế 2010 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam.”
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Nagoya, thuộc tỉnh Aichi vừa chính thức đi vào hoạt động.
(HBĐT)- Ngày 18/11, Đoàn Đại sứ 4 nước: Thụy Sỹ, NiuDilân, Na uy và đại diện Đại sứ Canada đã đến thăm vùng dự án “Thúc đẩy mô hình cộng đồng quản lý ở Việt Nam” tại xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn). Tham gia buổi khảo sát còn có lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Kỳ Sơn và đại diện Trung tâm sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC).
(HBĐT) - Ngày 18/11, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về KT-XH tại Sở KH-ĐT. Tham gia Đoàn giám sát có lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Vừa qua, đoàn công tác huyện Lương Sơn do đồng chí Bùi Văn Dậu, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ làm trưởng đoàn đã vào thăm, động viên và tặng quà cho nhân dân huyện Hương Khê – Hà Tĩnh. Đoàn đã ủng hộ 200 triệu đồng cùng 1.000 bộ quần áo, 500 bộ SGK và nhiều tập vở, bút viết.