(HBĐT) - Qua 5 năm trưởng thành và phát triển, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) chuyển từ Ban liên lạc TNXP trực thuộc Đoàn TN thành lập hội từ tỉnh huyện, thành phố đến các xã, phường.

 

Việc thành lập Hội đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của hàng vạn cựu TNXP đã tham gia phục vụ hai cuộc kháng chiến, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy khí thế hào hùng của các thế hệ TNXP tạo nên sức mạnh tinh thần, cổ vũ, động viên nhau vượt mọi khó khăn, đẩy mạnh phong trào thi đua nêu gương sáng cựu TNXP, hoạt động nghĩa tình đồng đội, đền ơn - đáp nghĩa… Cán bộ, hội viên phấn khởi tham gia hoạt động xã hội. CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư“, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ở địa phương.

 

Từ khi thành lập đến nay, tổ chức Hội đã phát triển và trưởng thành nhanh chóng, rộng khắp, thu hút đông đảo cựu TNXP tự nguyện tham gia vào tổ chức và hoạt động của Hội. Đến nay, đã có 9/11 huyện, thành phố, 124 xã, phường, thị trấn thành lập hội hoặc chi hội. Hai huyện còn lại đã làm thủ tục xin thành lập hội, kết nạp 6.495/9.800 hội viên. Ban thường vụ Tỉnh Hội đã phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ra quyết định công nhận đơn vị TNXP từ năm 1950-1975 do Tỉnh Đoàn Hòa Bình tổ chức, thành lập 10 Ban liên lạc truyền thống giúp các cấp hội kết nạp hội viên và xác nhận hồ sơ để giải quyết chế độ, chính sách đối với TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2009, cùng với cả nước, Hội Cựu TNXP tỉnh đã hoàn thành cuộc tổng điều tra, khảo sát tình hinh TNXP; tổ chức các hội nghị tập huấn, chuyên đề để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức, tuyên huấn, chế độ chính sách đối với TNXP, thi đua khen thưởng…

 

Phát huy vai trò nhân chứng lịch sử, giúp chính quyền giải quyết tồn đọng về chế độ, chính sách đối với TNXP, toàn tỉnh đã có 2.025 cựu TNXP được hưởng chính sách gồm 10 liệt sĩ, 66 thương binh, 25 bệnh binh, 40 cựu TNXP và con của họ được hưởng chế độ nhiễm chất độc da cam, 64 trợ câp 1 lần, 114 trợ cấp thường xuyên, 480 người hưởng BHYT, 524 người được hưởng chế độ mai táng phí. Do đặc thù của tổ chức Hội TNXP, sau khi hoàn thành nhiệmu vụ, không có cơ quan nào quản lý, theo dõi, hầu hết các cựu  TNXP không còn giữ được giấy tờ, hồ sơ nên khi kê khai gặp nhiều khó khăn, tồn đọng nhiều. Chính phủ đã có chủ trương tập trung giải quyết dứt điểm trong hai năm tới.

 

Các cấp Hội thường xuyên đẩy mạnh hoạt động nghĩa tình đồng đội, đền ơn - đáp nghĩa. Các cấp hội đã có nhiều hoạt động phong phú nhân các ngày lễ, tết, ngày truyền thống 15/7 tổ chức gặp mặt thăm hỏi, tặng quà giúp đỡ, động viên nhau, chăm lo hiếu hỷ, xây dựng quỹ nghĩa tình đồng đội, sửa chữa nhà cửa, xây dựng nhà nhân ái, tình nghĩa, khám - chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí… Qua đó đã thăm hỏi ốm đau 1.835 lượt người, phúng viến 155 hội viên qua đời, trợ cấp 365 hội viên khó khăn với số tiền 130 triệu đồng, sửa chữa 42 nhà tình nghĩa với số tiền hơn 600 triệu đồng, tặng sổ tiết kiệm cho 62 cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn trị giá 55 triệu đồng nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống. Trong chươgn trình “Dấu ấn tuổi xuân”, Ban Tuyên giáo T.ư tặng sổ tiết kiệm cho 15 nữ cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn, số tiền 45 triệu đồng. Hoạt động của Hội tạo ấn tượng tốt đẹp và thực sự trở thành ngôi nhà chung sưởi ấm tình đồng chí, đồng đội.

 

Hưởng ứng CVĐ Nêu gương sáng  TNXP, thực hiện lời dạy và học lập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tha gia các CVĐ, hoạt động ở cơ sở góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, Tỉnh Hội tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến nêu gướng sáng cựu TNXP hoạt động nghĩa tình đồng đội, cựu TNXP làm kinh tế giỏi, tổ chức gặp mặt các cựu TNXP thời kỳ kháng chiến, Đoàn TNXP XDTM, đường chiến lược Hòa Bình, Đà Bắc… Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các cấp Hội đã có nhiều cố gắng phát huy vai trò, trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ do Đại hội thành lập hội đề ra. Phát huy truyền thống TNXP, trong nhiệm kỳ II, Hội đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ: Một là, tiếp tục củng cố, xây dựng tổ chức Hôịu, nâng cao chất lượng hoạt động hội. Mỗi tổ chức hội phải thực sự là ngôi nhà chung, sưởi ấm tình đồng chí, đồng đội, từng bước cải tiến nội dung sinh hoạt, thực hiện tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức. Hội Cựu TNXP được Chính phủ công nhận là tổ chức xã hội đặc thù.

 

Hai là, đẩy mạnh các hoạt động vì nghĩa tình đồng đội, làm nhiệm vụ trung tâm, thể hiện đạo lý uống nước - nhớ nguồn, đền ơn - đáp nghĩa, giúp đỡ, hỗ trợ nhau vượt mọi hoàn cảnh, khó khăn, phấn đấu xây dựng gia đình cựu TNXP thoát nghèo, chăm lo gia đình chính sách liệt sĩ, thương - bệnh binh, cô đơn, già yếu…

 

Ba là, đẩy mạnh phong trào “nêu gương sáng cựu TNXP trong cuộc sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”. Xây dựng gia đình văn hóa “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”.

 

Bốn là, nỗ lực làm tốt vai trò nhân chứng lịch sử, để nghị chính quyền giải quyết tồn động về chế độ, chính sách đối với  TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ.

 

Năm là, tổ chức và hoạt động của Hội phải phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn TN phối hợp biên soạn và xuất bản lịch sử TNXP tỉnh Hòa Bình. Xây dựng khu tưởng niệm TNXP ky sinh trong kháng chiến, khu di tích lịch sử nơi Bác Hồ đến thăm (trường TNLĐ XHCN) Yên Mông.

 

Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và phát triển, cán bộ, hội viên cựu TNXP trong tỉnh đồng tâm hiệp lực đoàn kết phấn đáu thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đại biểu Hội Cựu TNXP lần thứ II, nhiệm kỳ 2010-2015.

 

 

 

                                                                         Trần Tất Hải

                                                          (Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh)

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục