Chiều 8/12, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2010 đã kết thúc sau hai ngày làm việc, với cam kết mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ dành cho sự phát triển của Việt Nam. Các đối tác phát triển cam kết dành 7,905 tỷ đô la Mỹ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô và tập trung vào các khía cạnh quan trọng của phát triển bền vững.
Trong số này, có 3,3 tỷ USD vốn tài trợ song phương và 4,6 tỷ USD vốn tài trợ đa phương, WB là nhà tài trợ đa phương lớn nhất và Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất. Nguồn vốn cam kết của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) năm nay là 1,67 tỷ USD, trong đó có 25 triệu USD viện trợ không hoàn lại. So với năm 2009, tổng vốn cam kết mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam là 8 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD hỗ trợ khẩn cấp, giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đánh giá cao những ý kiến đóng góp thẳng thắn và quí báu của các đối tác phát triển; cảm ơn cộng đồng các nhà tài trợ trong 17 năm qua đã dành cho Việt Nam sự hỗ trợ to lớn với tổng nguồn vốn ODA kể cả số vốn cam kết tại Hội nghị lần này, lên tới hơn 64 tỷ USD. Nguồn tài trợ ngày càng tăng qua các năm với nội dung, đối tượng, cơ cấu vốn thay đổi phù hợp với yêu cầu phát triển Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua. Bộ trưởng mong muốn các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực: Xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu… còn những lĩnh vực khác như: phát triển cơ sở hạ tầng, cấp nước, cấp điện... có thể kết hợp nhiều nguồn vốn, huy động khu vực tư nhân cùng tham gia. Bộ trưởng cam kết, Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam lưu ý, Việt Nam đang ở một thời điểm quan trọng trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm cả cơ hội và thách thức mới nổi lên khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình; đồng thời cam kết: WB cùng các đối tác phát triển khác sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đã là mô hình tốt cho các quốc gia khác và cộng đồng các nhà tài trợ sẽ càng tự hào nếu trong tương lai Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tựu khác nữa. Kết quả Hội nghị không chỉ thể hiện bằng con số tài trợ, mà tập trung vào chất lượng đối thoại và các hỗ trợ về tư vấn chính sách.
Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành hữu quan của Việt Nam và các đối tác phát triển đã thảo luận nhiều vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng mà Việt Nam phải đối mặt khi bước vào giai đoạn phát triển mới, bao gồm cả cơ hội và thách thức, trong đó tập trung vào các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường quản trị nhà nước, giảm thiểu tham nhũng, phát triển bền vững, cũng như tương lai của quan hệ đối tác phát triển.
Mặc dù Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng các đối tác phát triển cũng bày tỏ quan ngại về tình hình bất ổn gia tăng của nền kinh tế, đồng thời đưa ra một số giải pháp khuyến nghị, như củng cố tài khóa, cải thiện hệ thống tài chính và tăng cường thông tin cho thị trường, chuyển đổi từ quản lý và điều tiết trực tiếp sang hướng sử dụng các công cụ gián tiếp.
Vấn đề cải cách kinh tế nhà nước cũng được quan tâm thảo luận tại Hội nghị lần này. Vụ Vinashin được coi là bài học quan trọng về quản lý khu vực kinh tế nhà nước; cần áp dụng các mô hình quản lý hiện đại hơn, tăng cường công tác kiểm toán, tạo sân chơi bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư nhân.
Coi tham nhũng là một rủi ro lớn cho sự phát triển của nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực đất đai, nhiều khuyến nghị đã được nêu nên tại Hội nghị như: nâng cao tính minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin; nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm cả giới truyền thông.
Chính phủ và các đối tác phát triển thống nhất về những thách thức dài hạn của biến đổi khí hậu và cam kết sẽ cùng hành động để giải quyết những thách thức này, không chỉ về vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững mà còn bao gồm nạn ô nhiễm nước và không khí, hiệu ứng nhà kính, những thiệt hại không khắc phục được trong đa dạng sinh học và môi trường sống. Do vậy, Việt Nam cần hành động nhiều hơn nữa, triển khai các chính sách phát triển bền vững, nâng cao năng lực và tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các đối tác phát triển, huy động các nguồn lực kể cả từ khu vực tư nhân để bảo vệ môi trường, ứng phó với các thách thức do biến đổi khí hậu gây ra.
Việt Nam đã đạt bước tiến dài trong cuộc chiến chống đói nghèo, tuy vẫn còn nhiều rủi ro, thách thức. Chính phủ cần hoàn chỉnh và triển khai nhất quán các chương trình xóa đói giảm nghèo, bảo đảm tính thống nhất, tập trung từ Trung ương đến cơ sở, tránh sự chồng chéo, trùng lắp. Các giải pháp đề ra phải phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng, theo hướng trao quyền cho những người được hưởng lợi từ các chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, nhóm người nghèo ở các đô thị cũng gia tăng cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam . Hơn nữa, khi trở thành nước có thu nhập trung bình, Việt Nam cần tính đến các tiêu chí khác, không chỉ là mức thu nhập.
Đại diện Chính phủ và các đối tác phát triển cũng đã thảo luận về vấn đề bảo trợ xã hội, việc chăm lo cho những nhóm thứ yếu, như người sống chung với HIV, người khuyết tật, phụ nữ, giáo dục và việc làm…; nhất trí về mối quan hệ đối tác mới để ODA tiếp tục đóng góp hiệu quả hơn cho Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tiếp theo của Việt Nam. Các đối tác phát triển cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy hiệu quả viện trợ vì sự phát triển bền vững của Việt Nam, giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và mục tiêu phát triển vào năm 2015.
Tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị, trả lời câu hỏi của các nhà báo về sự chuyển đổi trong cơ cấu nguồn vốn ODA thời gian tới, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nêu rõ: có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn ODA, trước đây hầu hết là vốn ưu đãi, tới đây chuyển sang các nguồn vốn kém ưu đãi hơn, với thời hạn ngắn hơn và lãi suất cao hơn. Do vậy đối tượng sử dụng nguồn vốn cũng khác đi, phải lựa chọn đầu tư vào những công trình, dự án hiệu quả, có khả năng hoàn vốn./.
Theo ĐCSVN
(HBĐT) - Qua 5 năm trưởng thành và phát triển, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) chuyển từ Ban liên lạc TNXP trực thuộc Đoàn TN thành lập hội từ tỉnh huyện, thành phố đến các xã, phường.
(HBĐT) - Ngày 7/12, chi nhánh Viettel Hoà Bình đã phối hợp với phòng LĐ - TB & XH huyện Lạc Sơn tổ chức khánh thành, bàn giao nhà tình nghĩa cho ông Bùi Văn Chít, 64 tuổi, thương binh hạng 1/4 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc và tôn giáo trong tình hình mới, từ năm 2007, Ban Dân vận Huyện uỷ và Phòng Dân tộc Tôn giáo (nay là phòng Dân tộc) huyện Lạc Sơn đã xây dựng chương trình phối hợp công tác nhằm tăng cường mối quan hệ trong quá trình thực hiện công tác dân tộc - tôn giáo đi vào nề nếp, thống nhất trong lãnh đạo, quản lý và triển khai tuyên truyền, phổ biến thực hiện các chủ trương này trong đồng bào các dân tộc tôn giáo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, củng cố QP-AN trên địa bàn huyện.
Chiều 7-12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp thân mật Chủ tịch QH U-crai-na Vla-đi-mia Lít-vin đang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm của Chủ tịch QH V.Lít-vin; khẳng định chuyến thăm là dấu ấn quan trọng cho tương lai phát triển của quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - U-crai-na; chúc mừng những thành tựu của U-crai-na trong phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
Tại hội nghị giao ban báo chí ngày 7-12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, cho biết: Hội nghị tổng kết 4 năm cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 11 và 12-12 tới đây