Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ III của Đảng
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi. Ðảng lãnh đạo nhân dân miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ miền Bắc, chi viện cho miền Nam. Nhân dân miền Nam tiếp tục phải đương đầu với cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ.
Sự phát triển của cách mạng hai miền Bắc - Nam tạo ra những chuyển biến tích cực cho cả nước. Ðảng ta tổ chức Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10-9-1960 tại Thủ đô Hà Nội.
Dự Ðại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt hơn 500 nghìn đảng viên. Trong lời khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: 'Ðại hội lần này là đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà'. Ðại hội xác định nhiệm vụ chung của cả nước là tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Ðại hội chỉ rõ nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta. Ðại hội nêu rõ, công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từ tình trạng kinh tế phân tán và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế cân đối và hiện đại, làm cho miền Bắc tiến bộ mau chóng, thành cơ sở ngày càng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Ðại hội đã xác định đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống chiến đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội; Xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Ðông - Nam Á và trên thế giới. Muốn đạt mục tiêu ấy, phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật, biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa, khoa học tiên tiến.
Cách mạng miền Nam có vị trí rất quan trọng, quyết định trực tiếp sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Ðình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Ðông - Nam Á và trên thế giới. Ðại hội bầu BCH T.Ư gồm 78 đồng chí, trong đó 47 Ủy viên chính thức và 31 Ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Ðảng; đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Ðảng.
Với đường lối cách mạng đúng đắn của Ðảng, với tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường của toàn dân, toàn quân ta, cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi vô cùng to lớn.
Theo ND
(HBĐT)- 100% các hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% trường học trên địa bàn xã xây dựng khang trang, hơn 30% hệ thống đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa. Toàn xã đã xóa xong nhà tạm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt trên 11 triệu đồng. Khắc phục khó khăn, vươn lên bằng chính nội lực, Ngọc Lương hôm nay đã trở thành xã phát triển đứng đầu huyện Yên Thủy.
(HBĐT) - Ngày 2/1, Công an tỉnh đã tổ chức lễ khởi công xây dựng trụ sở làm việc. Tới dự có trung tướng Đặng Văn Hiếu, ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.
“Cuộc Tổng tuyển cử và Hiến pháp năm 1946 đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý để xây dựng đất nước hôm nay”, cụ Nguyễn Văn Trân, người đã giữ nhiều trọng trách trong cơ quan Đảng, Nhà nước nhắc lại những ký ức về Ngày bầu cử Quốc hội 6/1/1946.
Việt Nam ghi dấu đậm nét trong vai trò Chủ tịch ASEAN, tăng trưởng GDP cao hàng đầu khu vực, tái cơ cấu tập đoàn Vinashin... những sự kiện lớn của đất nước trong năm đều có dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. VnExpress bình chọn ông là "Nhân vật của năm 2010".
Ngày 2/1, Văn phòng Quốc hội phối hợp với tỉnh Tuyên Quang tổ chức khánh thành và khai trương Nhà lưu niệm Khu di tích Ban Thường trực Quốc hội tại Tuyên Quang.
(HBĐT) - Chưa đầy 10 năm kể từ khi chia tách từ huyện Kỳ Sơn, vậy mà giờ đây, Cao Phong đã có sức sống mới với hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ. Vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả từng bước hình thành và phát triển. Nhiều dự án CN - TTCN đã đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Theo đó, bộ mặt nông thôn ngày thêm đổi mới, đời sống của nhân dân được nâng cao... Kết quả này bắt nguồn từ những chỉ thị, nghị quyết đã thực sự soi sáng lòng dân.