Đi lên từ một phóng viên, rồi từng giữ chức Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Trưởng ban Tư tưởng văn hoá T.Ư, trợ lý Tổng Bí thư; xuất thân từ gia đình công nhân; đã 60 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, với trải nghiệm của mình, trong ngôi nhà nhỏ ở một khu chung cư Hà Nội, nhà báo lão thành Hữu Thọ tâm sự về mối quan hệ máu thịt Đảng - dân.
Đảng phải coi dân như bề trên của mình
Nhà báo Hữu Thọ mở đầu cuộc trò chuyện về mối quan hệ máu thịt Đảng – dân bằng những mẩu chuyện về Bác Hồ. Ông bồi hồi nhớ lại, trong quá trình công tác, ông có may mắn được đi theo Bác mấy lần, trong đó đáng nhớ nhất là Tết Kỷ Dậu 1969 ông theo Bác đi dự tết Trồng cây ở Vật Lại, Ba Vì (Hà Tây cũ) – đó là tết cuối cùng của Người… Sau đó, ông theo Bác đi bầu cử HĐND quận Ba Đình (Hà Nội) ở nhà thuyền Hồ Tây tháng 4.1969 – cũng là lần bầu cử cuối cùng của Bác. Và ông là nhà báo được giao tường thuật lễ tang Người trên Báo Nhân Dân... Nói đến đây ông trầm ngâm một lát rồi ngước hỏi chúng tôi: Khi xem lại cuốn phim về lễ tang Bác, các bạn thấy mọi người òa khóc nức nở, vậy òa khóc lớn nhất khi nào? Hỏi rồi ông trả lời, đó là khi đọc di chúc của Người đến đoạn: “… Suốt đời tôi phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, nay phải từ biệt thế giới này, tôi không có gì ân hận, chỉ tiếc là, tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn, nhiều hơn…”. Những lời này của Người đã ám ảnh tôi suốt cả cuộc đời - vẫn giọng trầm ấm, nhà báo Hữu Thọ kết luận: Cả cuộc đời của Bác, có thể viết gọn lại hai chữ tổ quốc và nhân dân.
Nhà báo Hữu Thọ. Ký họa của họa sĩ Trịnh Tú |
Rồi bằng thực tiễn, nhà báo lý giải: Đảng ta thành lập năm 1930, so với phong trào cộng sản quốc tế thì Đảng ta còn non trẻ, thành lập sau nhiều đảng ở các nước, thế nhưng chỉ mới ở tuổi 15, Đảng ta đã tận dụng được thời cơ, lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay giai cấp vô sản. Khi đó chúng ta mới vẻn vẹn chỉ có 5.000 đảng viên, nếu không có 20 triệu quốc dân đồng bào đồng hành theo Đảng thì cách mạng khi đó chắc chắn không thể thành công được. Quán triệt tinh thần này, ngay khi Đảng cầm quyền, Hồ Chủ tịch đã nêu rõ: Đảng cầm quyền, dân là chủ, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, cán bộ là công bộc của dân, khác vua quan phong kiến và Đảng cầm quyền tư sản. Bác nêu rõ: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân”. Bác nói kính dân nghĩa là phải coi dân như bề trên của mình.
Đảng lãnh đạo nhưng mong muốn dân kiểm tra, giám sát Đảng
Thưa ông, trong Cương lĩnh ĐH Đảng lần thứ 11 sắp thông qua, có nói: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đưa cách mạng thành công…”, cụm từ “lãnh đạo đúng đắn” ở đây được hiểu như thế nào, làm sao có thể khẳng định đó là đúng đắn?
Muốn lãnh đạo đúng, trước hết quyết định phải đúng, quyết định đúng là quyết định phải hợp quy luật, phù hợp với lợi ích của nhân dân, được kiểm nghiệm qua nhân dân. |
- Phải chú ý tới yếu tố “sự lãnh đạo đúng đắn”, lãnh đạo mà sai thì cách mạng chỉ có thể thụt lùi. Do đó cán bộ phải có cả tài và đức, cho dù đức là gốc. Rất tâm đắc với vấn đề này, nhà báo Hữu Thọ trở lại phân tích “thế nào là lãnh đạo đúng”? Ông nói: Muốn lãnh đạo đúng, trước hết quyết định phải đúng, quyết định đúng là quyết định phải hợp quy luật, phù hợp với lợi ích của nhân dân, được kiểm nghiệm qua nhân dân, vì nhân dân là người lãnh hậu quả quyết định của Đảng. Tiếp đó là việc tổ chức thực hiện: Chúng ta chỉ có 3 triệu đảng viên, trong số 80 triệu quốc dân đồng bào, vì vậy người thực hiện phải là dân, được dân đồng thuận, đảng viên là những người gương mẫu đi đầu thì việc thực hiện mới có hiệu quả. Và cuối cùng, việc kiểm tra, thực hiện lãnh đạo việc kiểm tra Đảng cũng phải nhờ dân, dựa vào dân. Đảng lãnh đạo, nhưng Đảng mong dân kiểm tra, giám sát Đảng.
Sinh thời Bác nói nhiều đến các biện pháp coi trọng dân với hai vấn đề cốt lõi là không ngừng nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện dân chủ. Đây là lời nói có tính khái quát nhất về Đảng với dân.
Cùng với việc khẳng định thành tựu to lớn, Đảng ta thừa nhận: Lòng tin đối với Đảng của một bộ phận nhân dân đã giảm sút... Dù biết đây là một nhận định dũng cảm, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy rất buồn, ông nghĩ sao về việc này?
- Ai cũng biết mất lòng tin là mất tất cả, vậy mà Đảng ta đã tự thừa nhận như vậy quả là một nhận định dũng cảm của Đảng, nhưng đó là một thực tế. Bây giờ vấn đề là sửa chữa nó? Cuộc chiến đấu chống quan liêu, tham nhũng thực sự là cuộc chiến đấu với chính mình – dám đấu tranh với khuyết tật của chính mình, để khôi phục lòng tin đã bị sứt mẻ. Dũng cảm trước yếu kém của mình là tiền đề rất tốt để có thể sửa chữa, dù việc sửa chữa sẽ còn rất gian nan – nhà báo Hữu Thọ nói với đầy quyết tâm như truyền sang cả chúng tôi. Rồi ông kể: Nhớ lại Nghị quyết T.Ư lần thứ sáu khóa IV là nghị quyết mở đầu tư duy đổi mới, cũng đã thẳng thắn nhận định: Trong cơ chế quan liêu bao cấp “người lao động kém phấn khởi”. Vậy lãnh đạo thế nào mà lại để như vậy? Và chúng ta đã sửa chữa và đổi mới.
Thưa ông, không chỉ kém phấn khởi mà là có nhiều bức xúc trong dân, chúng tôi nói vui rằng dạo này trên báo chí từ “bức xúc” xem ra chiếm kỷ lục về số lượng được sử dụng. Theo nhà báo thì búc xúc trong dân chủ yếu bắt nguồn từ đâu?
- Đúng là có bức xúc trong dân. Trước hết cần nói ở đây, bức xúc tức là có sự ẩn ức trong nhân dân và có khả năng dẫn tới bùng nổ. Tôi cho rằng, bức xúc bắt nguồn từ việc tăng tưởng kinh tế đất nước thì cao, nhưng năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân không được tăng cao tương xứng. Phân hóa xã hội sâu sắc hơn. Những người nông dân, công nhân không được hưởng đầy đủ thành quả công cuộc đổi mới, mà hai tầng lớp này hy sinh nhiều nhất cho sự nghiệp kháng chiến cũng như đổi mới. Nông dân, công nhân đóng vai trò lớn trong lao động sản xuất xã hội, nhưng trong khi hằng năm có hàng chục cuộc trao cúp cho doanh nhân được truyền hình trực tiếp, thì nông dân, công nhân ít được vinh danh như thế.
Người dân còn thấy bức xúc bởi nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí không được đẩy lùi. Quan liêu là xa dân, có nơi còn ức hiếp dân. Tham nhũng là bóc lột phi kinh tế. Trách nhiệm của Đảng và Nhà nước về việc này như thế nào? Là người lãnh đạo quản lý thì phải có trách nhiệm. Còn nhớ năm 1950, sau vụ một số cán bộ xã khi thực hiện chủ trương huy động sức người, sức của phục vụ kháng chiến đã có thái độ cưỡng bức nhân dân, Bác Hồ đã có thư gửi đồng bào khu 4, được đăng công khai trên báo, trong đó Người công khai nói rõ “Tôi thật thà tự phê bình khuyết điểm của tôi là giáo dục và lựa chọn cán bộ chưa được chu đáo”.
Có thể thấy, sai phạm của mấy cán bộ cấp xã, nhưng người lãnh đạo cao nhất của đất nước thẳng thắn nhận khuyết điểm về mình, trong khi hiện nay một số cán bộ lãnh đạo không chịu nhận khuyết điểm cứ coi như vô can! Nhà báo Hữu Thọ nhìn chúng tôi thẳng thắn nói.
Phê bình đã được thay bằng dĩ hoà vi quý?
Thực tế quá trình sinh hoạt Đảng cho tôi thấy, không như trước đây, hiện nay công tác phê bình và tự phê bình trong nội bộ Đảng rất yếu, theo nhà báo thì tại sao vậy?
- Chúng ta ai cũng nhớ và thuộc nguyên tắc phê bình và tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Nhưng phê và tự phê bình yếu, do đó động lực phát triển của Đảng bị suy yếu. Hiện nay có tình trạng nguyên tắc phê và tự phê bình được thay bằng nguyên tắc dĩ hòa vi quý. Thực ra chữ hòa ở đây có nghĩa rất tốt, đó là không “bé xé ra to”, không câu nệ tiểu tiết, lấy sự hòa thuận làm trọng. Truyền thống Việt Nam ta rất muốn hòa hiếu. Tuy nhiên hòa đến mức nào và đến lúc nào thì không thể hòa? Dĩ hòa vi quý lại có mặt rất nguy hiểm: Cùng “tha” cho nhau những mặt xấu xa. “Tha” cho nhau những mặt xấu, nhưng khi đấu nhau thì lại moi nhau đủ chuyện hạ bệ nhau cũng không phải là việc phê bình chân chính, gây mất đoàn kết. Tôi đã có lần nói, phê bình và tự phê bình hiện nay đang gặp các rào cản tâm lý: Phê bình cấp trên thì lo sợ bị trù úm; phê bình đồng cấp thì dễ bị quy chụp là gây mất đoàn kết; phê bình cấp dưới thì lo bị mất phiếu. Thực tế là không ít người đã bị trù dập (hội nghị tổng kết chống tham nhũng đã cho thấy). Do vậy công tác phê và tự phê bình cũng thật là khó – nhà báo Hữu Thọ lắc đầu nói.
Sau khi cùng chúng tôi “mổ xẻ” những vấn đề được coi là còn yếu kém hiện nay, nhà báo Hữu Thọ đã tâm sự với chúng tôi đánh giá khoa học và khách quan về vai trò cũng như những cống hiến vĩ đại của Đảng ta suốt 80 năm qua. Ông nói: "Công lao của Đảng thật là to lớn - đây là điều không ai có thể phủ nhận. Từ góc độ khoa học nhìn nhận, với sự phát triển của đất nước mà đánh giá thì có thể thấy Đảng đã lãnh đạo nhân dân đưa đất nước ta phát triển thần kỳ: Từ một nước nô lệ, đói khổ, lầm than không có tên trên bản đồ thế giới trở thành một quốc gia phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, được bạn bè quốc tế nể trọng. Và ngày nay đang lãnh đạo công cuộc đổi mới đạt thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Nhìn nhận một cách khoa học có thể thấy Đảng ta thật vĩ đại!
Thế nhưng về tình cảm, nguyện vọng của người dân thì còn có những điều chưa làm được, chưa đáp ứng được, gây ra những bức xúc trong nhân dân. Làm cho uy tín của Đảng trong nhân dân bị giảm sút. Nhà báo Hữu Thọ nhấn mạnh: “Nếu Đảng không kiên quyết chống tham nhũng, thì thật khó giáo dục được thanh niên. Tôi còn nhớ khi ta giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, một số thanh niên phía Nam chưa có giác ngộ lý tưởng cách mạng, nhưng họ tin những người cộng sản trong sạch, chán ghét chính quyền Thiệu thối nát do đó mà họ ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Đối với thanh niên hiện nay, Đảng hấp dẫn họ bởi Đảng là kết tinh của đội ngũ cán bộ mẫu mực, trong sạch có tài có đức, nếu không họ sẽ “nhìn” sang những người làm giàu bằng bất cứ cách nào để theo…”.
Chia tay nhà báo Hữu Thọ, chúng tôi ra về đi trên những con phố rất đẹp của thủ đô. Tiết trời cuối đông mà như đã có sắc xuân, mưa phùn giăng mờ không gian, phả hơi mát dịu cho người ta cảm giác thật dễ chịu. Trong lòng tôi bất giác vang lên bài ca thuộc lòng từ thuở nào “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng, một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi…”
Theo LaoDong
(HBĐT) - Mới đó mà đã 5 mùa hoa đào nở, người dân thị xã Hòa Bình mừng vui, tự hào trở thành công dân thành phố. 5 năm, dòng sông Đà vẫn hiền hòa, cần mẫn sản sinh dòng điện chiếu sáng muôn nơi. 5 năm, tình người nơi đây vẫn chân chất, nồng nàn những nỗi nhớ, niềm thương. Tuy chỉ có những dãy phố, con đường đã đổi thay đến kỳ lạ để mỗi ai đi xa trở về đều ngỡ ngàng, phấn chấn trước vóc dáng, diện mạo mới cùng cuộc sống náo nhiệt nơi đô thị.
Ðoàn đại biểu Ðảng, Nhà nước, MTTQ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ * Các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Trần Ðức Lương, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn An và nhiều đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, MTTQ dự * Ðồng chí Phạm Quang Nghị đọc diễn văn * Tưng bừng các hoạt động kỷ niệm trong cả nước Ngày 31-1, Thành ủy, HÐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ mít-tinh kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2011).
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã nhiều lần đón Xuân cùng nhân dân Hà Nội. Trong những ngày Tết cổ truyền, hòa trong dòng người đi hái lộc, du Xuân, Bác đến xông nhà, chúc phúc đầu Xuân, mang may mắn đến cho các gia đình, nhất là những gia đình nghèo còn gặp nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Chúng tôi trở lại xã Nam Sơn (Tân Lạc) vào một ngày cuối năm. Những làn mưa xuân lất phất bay, không gian như bừng sáng xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông trên vùng núi cao khi khoác lên một màu áo mới tươi đẹp của hoa đào, hoa mận. Hương sắc mùa xuân đã lan toả khắp các bản làng, thôn xóm. Thấp thoáng dưới những chân đồi, các gia đình đang tất bật với lá dong, gạo nếp, dọn dẹp nhà cửa... chuẩn bị đón năm mới với hy vọng cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
(HBĐT) - Thấm thoắt vậy mà đã 52 năm kể từ ngày Bác Hồ về thăm Trường hợp tác hóa nông nghiệp ở Bến Ngọc (Kỳ Sơn), ngày 19/10/1958. Là một giáo viên của trường may mắn được gặp Bác, ông Nguyễn Văn Nông, xóm Chu, xã Trung Minh vẫn nhớ như in ngày trọng đại đó: “Bác bước vào hội trường giản dị với chiếc áo nâu và giơ tay ra hiệu cho mọi người ngồi xuống. Tôi và nhiều người khác đã vui sướng đến rơi nước mắt. Bác đến, gần gũi như một người cha đến với các con.
(HBĐT) - Trên bản đồ địa lý, Trung Minh là cửa ngõ của TPHB. Với nhiều lợi thế, tiềm năng, các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân Trung Minh hôm nay đã và đang gắng sức chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng thế mạnh để cuộc sống ngày càng đi lên.