Vợ chồng ông Bùi Văn Khây đã tìm thấy niềm vui trong ngôi nhà tình nghĩa vừa được trao tặng.

Vợ chồng ông Bùi Văn Khây đã tìm thấy niềm vui trong ngôi nhà tình nghĩa vừa được trao tặng.

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Khây ở xóm Đa, xã Bình Cảng, huyện Lạc Sơn nhập ngũ tháng 10/1974. Tám năm trời chiến đấu dọc các chiến trường Tây Ninh, Bình Dương, Củ Chi, Sài Gòn rồi sang Campuchia lặn vào chốn rừng sâu nước độc.

 

Giọt nước mắt giữa thời bình

 

Khi trở về, anh trai làng 18 tuổi khoẻ khoắn ngày nào đã bủng beo, vẹo vọ trong hình hài bất hạnh của nạn nhân thời chiến. Nhiễm chất độc da cam/điôxin và chịu sức ép mạnh của bom đạn, cơ thể ông biến dạng. Chân tay co quắp, cổ ông quẹo gập sang bên phải khiến khuôn mặt càng thêm méo mó mỗi khi cử động, cái lưng gù như muốn gập xuống đất. Giờ đây, giữa thời bình, chiến tranh khốc liệt không chỉ hằn sâu vào trái tim ông như một vết thương không thể liền sẹo mà còn nhức nhối hành hạ cơ thể ông mỗi khi trái gió, trở trời. Những lúc ông đau đớn đánh vật với vết thương chiến tranh, vợ con ông chỉ biết nuốt đắng vào lòng mà bất lực.

 

Gần hai chục năm xoay vần với nỗi lo cơm áo giữa thời bình, đến năm 2001, ông Khây bắt đầu được hưởng chế độ chính sách dành cho nạn nhân chất độc da cam/điôxin. Mức trợ cấp hàng tháng tăng dần và đến nay đã tăng lên mức 1,7 triệu đồng/tháng, cải thiện đáng kể cuộc sống gia đình ông – vốn là hộ nghèo với 5 miệng ăn và cả 5 đều trong tình trạng thất nghiệp. Đặc biệt vừa qua, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lạc Sơn đã trao tặng 20 triệu đồng để hỗ trợ gia đình ông xây nhà tình nghĩa. Số tiền tuy chưa nhiều nhưng là tài sản lớn đối với gia đình.

 

Xúc động đón lấy hộp quà chứa chan bao ân tình của chính quyền địa phương, ông Bùi Văn Khây thấy cổ họng mình nghẹn đắng vì hạnh phúc. Giọt nước mắt lăn dài theo những nếp nhăn, chạy xuống khuôn mặt. Tiếng “cảm ơn” bật ra khó nhọc giữa đôi môi khô khốc, đôi bàn tay gân guốc của ông siết chặt trong bàn tay ấm nồng của người cán bộ. Giọt nước mắt giữa thời bình giờ đây mang trọn vẹn ý nghĩa của tình yêu, được tạo ra bởi sự tri ân và sẻ chia sâu sắc.  

 

Những “bông hoa” trên “sa mạc”

 

Tận mắt chứng kiến niềm xúc động ép chặt trong dòng nước mắt nghẹn ngào của ông Bùi Văn Khây, tôi đã liên tưởng hoạt động chứa chan ân tình kia của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội như bông hoa trên sa mạc bừng nở rạng rỡ dưới ánh mặt trời. Dòng nước nguồn nuôi nấng và tưới mát cho bông hoa, là dòng nước lấy từ con suối của nghĩa tình, của yêu thương,  sự sẻ chia sâu sắc giữa con người với con người. Con suối đó đã hình thành suốt mấy chục năm sau chiến tranh và sẽ trở nên bất tử để nuôi dưỡng những bông hoa việc tốt, vun đắp cho cuộc sống vốn khô hạn như sa mạc của những con người đã chịu quá nhiều đau thương bởi chiến tranh, xứng đáng được hưởng hạnh phúc trong cuộc sống hoà bình.

 

Chia sẻ với cách cảm nhận này, ông Bùi Văn Mựn, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Lạc Sơn cho rằng: mỗi một hành động, lời nói xuất phát từ trái tim là một bông hoa việc tốt giữa đời thường dành tặng các đối tượng người có công với cách mạng. Bao hàm ý nghĩa đó, trong những năm qua, phong trào đền ơn - đáp nghĩa và thực hiện các chương trình tình nghĩa giúp đỡ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sức cộng hưởng mạnh mẽ từ cộng đồng, hoạt động của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã được xã hội hoá sâu rộng để cộng đồng chung tay chăm lo tốt hơn cho đời sống của người có công. Điều này giống như nhân rộng một vườn hoa nhân ái, góp phần xoa dịu đi những đau thương mà chiến tranh đã mang đến cuộc đời họ…”

 

Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh hiện có 13.019 hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách và người có công với cách mạng. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Trong ba năm (2007 – 2010), toàn tỉnh đã xây mới và sửa chữa, nâng cấp gần 600 nhà tình nghĩa, tặng gần 1.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa, sửa chữa nghĩa trang, nhà bia ghi tên liệt sỹ với tổng số tiền gần 50 tỷ đồng. Ngoài ra còn giải quyết chế độ cho hơn 2.800 lượt con gia đình chính sách đi học với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng. Đặc biệt, phong trào đền ơn - đáp nghĩa đã tạo được sức lan toả mạnh mẽ thông qua lồng ghép với các chương trình như 134, 135, huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia chăm lo cho các gia đình chính sách. Với nỗ lực đồng bộ, đến nay, tỉnh đã cơ bản đạt được mục tiêu đảm bảo cho các gia đình chính sách có mức sống từ trung bình trở lên và an toàn về nhà ở.

 

Những nghĩa cử cao đẹp đó, nói như ông Bùi Văn Mựn, giống như nhân rộng một vườn hoa nhân ái giữa đời thường để những bông hoa ân tình bừng nở rạng rỡ trên sa mạc./.

 

                                                                                    Thu Trang

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục