Thành phố Hòa Bình đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống bạo lực gia đình góp phần thực hiện bình đẳng giới.
(HBĐT) - Luật Bình đẳng giới được QH khoá XI thông qua ngày 29/11/2006, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 22/12/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Luật Bình đẳng giới nhằm mục tiêu xoá sự phân biệt giới và tạo cơ hội như nhau giữa nam và nữ. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai ở tỉnh ta, Luật Bình đẳng giới vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.
Năm 2007, Hội LHPN tỉnh được giao là cơ quan thường trực triển khai Luật Bình đẳng giới và thành lập Ban vì sự tiến bộ phụ nữ. Đến tháng 4/2010, việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới được chuyển giao sang Sở LĐ-TB&XH. Nhanh chóng nắm bắt và triển khai nhiệm vụ mới, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện 8 lính vực hoạt động của Luật Bình đẳng giới với các chương trình hành động cụ thể. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, xã hội, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách cho trên 100.000 lượt phụ nữ. Đồng thời tạo việc làm cho 4.600 lao động nữ, xuất khẩu hơn 100 lao động nữ; đảm bảo việc làm, đẩy mạnh XD-GN, nâng cao năng lực trình độ cho phụ nữ. Các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dụcdành nhiều sự quan tâm, chăm lo cho phụ nữ và các em bé gái. Qua đó đã có 94% phụ nữ được xoá mù trong tổng số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 45 (kế hoạch 100%); tuổi thọ trung bình của phụ nữ đã tăng lên 73 tuổi; tỷ lệ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ y tế 98,3% (kế hoạch là 100%); 93,3% trạm y tế xã có hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi (kế hoạch 100%)..
Thực tế trên cho thấy, việc triển khai Luật Bình đẳng giới đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, một số chỉ tiêu đạt thấp, thiếu tính bền vững. Tỷ lệ đói nghèo còn cao, nhất là các huyện miền núi, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn. Kinh phí đầu tư cho phát triển đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ còn hạn chế; chất lượng dạy nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Tỷ lệ nữ CB-CC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng thấp. Số bác sỹ hoạt động ở trạm y tế tuyến xã chưa đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khoá XII chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Khi tiếp nhận nhiệm vụ triển khai các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, Sở đã gặp một số khó khăn. Do những quy định về bộ máy tổ chức nên hiện nay Sở LĐ-TB&XH chưa thành lập được Phòng Bình đẳng giới mà nhiệm vụ này do Văn phòng đảm trách. Hiện nay, Sở chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới. Ngoài ra, chỉ tiêu về giới chưa được chỉ đạo hướng dẫn cụ thể từ Trung ương nên công tác thống kê chưa đáp ứng được những thông tin về giới, cản trở việc lồng ghép giới trong xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH của từng địa phương. Công tác phối hợp giữa cơ quan chủ trì với các ngành liên quan để thực hiện các chỉ tiêu đề ra thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ; vấn đề lồng ghép giới vẫn còn gặp khó khăn, lúng túng.
Qua tìm hiểu những khó khăn khi triển khai Luật Bình đẳng giới trên thực tế những năm vừa qua ở tỉnh ta, còn được biết một số cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động bình đẳng giới. Nhận thức về giới, về tiến bộ phụ nữ của một số cấp lãnh đạo, một số bộ phận CB-ĐV còn hạn chế, cho việc đó là của tổ chức Hội Phụ nữ (trước đây) và hiện nay là của ngành LĐ-TB&XH nên chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện đúng mức cho Ban vì sự tiến bộ phụ nữ hoạt động. Ngoài ra, nguồn kinh phí dành cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, ngành vẫn chưa đáp ứng, yêu cầu, nhiệm vụ. Một số đơn vị chưa bố trí ngân sách cho hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ theo Thông tư số 191 của Bộ Tài chính.
Luật Bình đẳng giới thể hiện sự tiến bộ, đánh giá mức độ văn minh của xã hội. Tuy nhiên, để vấn đề bình đẳng giới thực sự đi vào cuộc sống, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, rất cần sự quan tâm, chung tay của chính quyền các địa phương cũng như ban, ngành, đoàn thể liên quan.
Dương Liễu
“Việt Nam cảm thông sâu sắc và chia sẻ những đau thương, mất mát mà đất nước và nhân dân Nhật Bản đang phải trải qua do động đất và sóng thần gây ra."
Kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Ninh Bình Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 02/2011/NQLT ngày 8-2-2011 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam về việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác và nơi cư trú về những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ngày 14-3, Văn phòng T.Ư Ðảng đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.
(HBĐT) - Công tác xây dựng đề án và lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) là căn cứ quan trọng hàng đầu để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đẩy nhanh tiến độ và chất lượng công tác lập đề án và quy hoạch xây dựng NTM tại cơ sở là việc làm đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Hoà Bình ngày 14/3. Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chủ trì hội nghị; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong ban chỉ đạo và các huyện, thành phố cùng lãnh đạo 11 xã làm điểm xây dựng mô hình nông thôn mới.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 1.647 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có 106 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn.
Ngày 13-3, tại Hà Nội, Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị giới thiệu người của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam ứng cử đại biểu QH khóa XIII. Tới dự, có các đồng chí: Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư; Huỳnh Ðảm, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Vũ Trọng Kim, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể ở T.Ư.