Quý 1, các doanh nghiệp trong các KCN thực hiện giá trị sản xuất tăng 60%

Quý 1, các doanh nghiệp trong các KCN thực hiện giá trị sản xuất tăng 60%

(HBĐT) - Quý I, tình hình cắt giảm điện chưa thực sự căng thẳng, giá trị sản xuất công nghiệp vẫn tăng so với cùng kỳ. Trước sức ép về giá nguyên liệu đầu vào, giá điện tăng và tình hình cấp điện sẽ căng thẳng trong vài tháng tới. Các doanh nghiệp đang tổ chức lại sản xuất và hy vọng vào công tác điều hành, cung ứng điện để thực hiện các kế hoạch sản xuất của năm.

 

Công ty CP May Sông Đà là một trong những khách hàng ưu tiên sử dụng điện có 500 công nhân với 10 dây chuyền sản xuất. Năm nay, dự báo căng thẳng về điện nhưng từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất có vẻ được cải thiện hơn. Ông Nguyễn Công Yêm, GĐ Công ty cho biết: Đến nay, Công ty chỉ bị cắt điện vài lần do sửa chữa đường dây. Công ty đã gia công được gần 30 vạn sản phẩm, đạt doanh thu khoảng 30 tỷ đồng, duy trì mức lương bình quân cho công nhân đạt 3 triệu đồng/người/tháng. Do đặc thù ngành may mặc, máy móc được đầu tư tương đối đồng bộ, sản xuất theo ca nên Công ty thực hiện triệt để thời gian sản xuất khi có điện. Nếu tình hình điện năng tiếp tục được cải thiện, Công ty sẽ thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất.

 

Nhà máy xi măng Vinaconex Lương Sơn có công suất 8,8 vạn tấn. Điện chiếm khoảng 17%, than chiếm 30% giá thành sản phẩm. Hàng năm, Nhà máy phải trả từ 6-7 tỷ đồng tiền điện. Năm trước, sản xuất bị đình trệ vì cắt giảm điện năng. Ông Nguyễn Xuân Lộc, PGĐ Công ty CP Xi măng Lương Sơn cho biết: Chúng tôi cũng có phần yên tâm vì là khách hàng ưu tiên cấp điện. Công ty đã tổ chức, bố trí sản xuất theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả trong tình hình cắt giảm điện năng mà dự báo sẽ diễn ra căng thẳng, cố gắng duy trì, bảo đảm việc làm và thu nhập cho 230 CB-CNLĐ. Nếu mất điện triền miên, hẳn thiệt hại  nghiêm trọng đến các chỉ tiêu kinh tế của đại hội công nhân, viên chức đề ra.

 

Ông Đỗ Hải Hồ, Trưởng BQL các KCN tỉnh cho biết: KCN Lương Sơn và KCN bờ trái sông Đà nằm trong diện các khách hàng ưu tiên sử dụng điện. Đối với KCN bờ trái sông Đà, từ đầu năm đến nay, tình hình cấp điện ổn định hơn. Còn KCN Lương Sơn vẫn phải dùng chung đường điện của dân nên khá khó khăn. Mặc dù vậy, tình hình sản xuất cũng khá khả quan. Đến hết quí I, các doanh nghiệp trong KCN thực hiện giá trị sản xuất tăng 60%, giá trị xuất khẩu tăng 70% và nộp ngân sách tăng 90% so với cùng kỳ. Hiện nay, BQL các KCN tỉnh đang phối hợp với các ngành chức năng triển khai xây dựng đường điện riêng cho KCN Lương Sơn. Đồng thời, khuyến cáo các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý nhằm giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

Đối với Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm, sản xuất quý I thực sự đứng trước sức ép lớn. Theo ông Phạm Ngọc Chuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty, nhà máy của Công ty có công suất 12 triệu sản phẩm/năm. Nguyên liệu đầu vào tăng giá. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra mất điện, cùng với đó là tình hình thời tiết không thuận, giá điện chiếm 10% giá thành. Năm ngoái, tình hình điện căng thẳng mất 3 tháng, Công ty chỉ sản xuất đạt 10 triệu viên. Nếu tình hình điện không căng thẳng và thời tiết thuận lợi, Công ty có thể đạt công suất 15 triệu/năm. Hiện tại, Công ty đã ký đơn hàng cho cả năm. Hiện đã hết hàng vì không thực hiện đạt công suất. Cụ thể, nếu thời tiết tốt và không mất điện có thể thực hiện 5 vạn viên/ngày đêm, hiện tại chỉ đạt được 2 vạn viên/ngày đêm. Tại Đại hội cổ đông, Công ty đặt mục tiêu bảo đảm lương bình quân cho công nhân 2,5 triệu đồng/người/tháng. Nhưng với tình hình hiện nay chỉ đạt khoảng 2,1 triệu đồng/người/tháng. Công ty đã xây dựng lại phương án sản xuất, tập trung vào hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ xây dựng lò gạch thân thiện với môi trường.

 

Theo đánh giá của UBND tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp quý I ước đạt 1.383,7 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2010, đạt 24,06% kế hoạch năm. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước thực hiện 160,8 tỷ đồng, tăng 33,7% so với cùng kỳ; kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 667,5 tỷ đồng, tăng 42,9% so với cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 115 tỷ đồng, tăng 41,1% so với cùng kỳ. Dự kiến quý II, giá trị sản xuất côn nghiệp thực hiện 1.455 tỷ đồng, thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu đạt khoảng 2.839 tỷ đồng, đạt khoảng 50% kế hoạch năm.

 

Rõ ràng, trong quý I, điện năng cho sản xuất chưa đến mức căng thẳng, hoạt động của doanh nghiệp có vẻ khả quan hơn. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức việc tăng giá điện, cắt điện là bất khả kháng, đang dần thích ứng để điều chỉnh và tổ chức lại sản xuất. Tuy nhiên, đây là thời gian chưa thực sự căng thẳng về điện năng. Theo dự báo, tình hình cấp điện sẽ thực sự căng thẳng trong 3 tháng tiếp theo, trong đó căng thẳng nhất là tháng 5. Hiện, các doanh nghiệp đang đặt nhiều hy vọng vào công tác điều hành cung ứng điện của tỉnh. Năm nay,  tỉnh đang thành lập BCĐ điều hành, cung ứng điện và phê duyệt khách hàng ưu tiên sử dụng điện theo thứ tự khách hàng ưu tiên, việc cắt điện sẽ được thông báo công khai để doanh nghiệp bổ trí và tổ chức sản xuất. Tỉnh cũng đang triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, giải quyết những vướng mắc đường dây 110KV Xuân Mai - Thanh Nông phục vụ cấp điện cho các KCN Lương Sơn và các doanh nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, trong đó có nhà máy xi măng Hòa Bình. Từ đó sẽ tạo nên giá trị sản xuất công nghiệp khá lớn khi vận hành, thực hiện mục tiêu 3.600 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp vào năm nay.

                                                                                                               

 

                                                                                             Lê Chung

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục