(HBĐT) - Tự hào là một trong những đơn vị luôn đi đầu trong thực hiện cải cách hành chính, chị Phạm Thị Tuyết, Trưởng phòng Nội vụ huyện Cao Phong mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm qúy: Theo chị, cải cách cần phải tiến hành đồng bộ trong tổng thể hệ thống chính trị. Cải cách ở nhiều mặt, nhiều nội dung và phải triển khai rộng khắp, dựa trên nguyên tắc nhất quán mà xây dựng nên những chương trình, hành động cụ thể. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm chỉ đạo tập trung, thống nhất và kiên quyết. Không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của các địa phương khác vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, công việc ở địa phương mình.

 

Bám sát chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ và nội dung chỉ đạo, chương trình hành động của UBND tỉnh, Cao Phong đã tập trung triển khai 4 nội dung chính gồm: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công. Bên cạnh đó, các nội dung khác như: hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước, cơ chế “một cửa”, một cửa liên thông... cũng được triển khai, thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ và có hệ thống. 10 năm qua, hệ thống văn bản đã được UBND huyện thể chế hóa, đảm bảo những quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, thông thoáng, thuận lợi cho tổ chức và công dân trong quá trình giao dịch hành chính. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh và đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc, hiệu lực của các văn bản trong hệ thống pháp luật. Trên quy định cụ thể của các văn bản thể chế của HĐND, UBND ban hành đã mang lại những hiệu quả KT -XH thiết thực cho địa phương.

 

Trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính, ngay từ giai đoạn 2001-2005, việc cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế ‘một cửa” đã được triển khai mạnh trên địa bàn. Giai đoạn 2006-2010, huyện tập trung thực hiện Đề án 30  về đơn giản hoá các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước và đã đạt được kết quả nhất định. Ở cấp huyện có 49 danh mục thủ tục hành chính, trong đó, 41 thủ tục hành chính có mẫu đơn, mẫu tờ khai; cấp xã, thị trấn có 51 danh mục thủ tục hành chính, trong đó 18 thủ tục hành chính có mẫu đơn, mẫu tờ khai. Với cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông, đến năm 2010 đã có 5 phòng, ban, 13/13 xã, thị trấn thực hiện ổn định, có hiệu quả. Đã thực hiện được giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo chế độ liên thông từ cấp xã đến huyện và cấp tỉnh. Thực hiện quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa” liên thông từ cấp xã đến cấp huyện trên 5 lĩnh vực: đất đai, đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng cho cá nhân, giải quyết chế độ, chính sách LĐ-TB-XH tại UBND huyện. Huyện đã kiện toàn được đội ngũ cán bộ và bố trí đầy đủ theo các chức danh chuyên môn quy định. Tất cả các lĩnh vực của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều được niêm yết công khai. Mô hình chung của toàn huyện là bố trí trụ sở làm việc tại nơi thuận tiện cho tổ chức, công dân đến giao dịch, mỗi đơn vị cử 3 công chức trực thường xuyên gồm: 1 cán bộ văn phòng - thống kê, 1 công chức địa chính, 1 công chức tư pháp hộ tịch. Trong thời gian qua, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 13 xã, thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết công việc theo trình tự quy định đạt 94%.         

 

Xác định đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề then chốt đảm bảo cho hiệu qủa hoạt động hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong thời gian qua, huyện Cao Phong đã tạo điều kiện để cán bộ, công chức đi đào tạo nâng cao trình độ. Bên cạnh đó có chính sách thu hút, tuyển dụng những cán bộ, công chức được đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu về chuyên môn. Thường xuyên bồi dưỡng công chức có năng lực, chuyên môn, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung, kế cận những vị trí lãnh đạo sau này.

 

Với quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, những năm qua, huyện Cao Phong đã tập trung tuyên truyền, phổ biến 4 nội dung cải cách, 9 mục tiêu cơ bản và 7 chương trình hành động đến các cơ quan, đơn vị trong toàn huyện. Vừa tuyên truyền, vừa triển khai, thực hiện đã góp phần tăng cường, thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức hướng tích cực trong thực hiện nhiệm vụ theo chủ trương cải cách của Nhà nước. Kết quả thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi nhiệm vụ trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, góp phần phát triển KT -XH của địa phương.

 

 

                                                                                     Thuý H»ng

 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục