(HBĐT) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân các dân tộc tỉnh ta dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã động viên con em mình lên đường chiến đấu góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.

 

Cục diện chiến trường mỗi ngày một thay đổi, chiến thắng của quân và dân ta liên tiếp giành thắng lợi. Sau Hiệp định Pari, quân Mỹ rút về, bọn ngụy quân, ngụy quyền hoang mang, thất bại. Trước tình hình đó, cuối năm 1974, Bộ Chính trị đã họp từ ngày 20/9 - 8/10/1974 thông qua kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976.

 

Tư tưởng chỉ đạo và quyết tâm của T.ư Đảng từng bước thấm sâu trong LLVT và nhân dân các dân tộc tỉnh ta. Một bầu không khí cách mạng mới tràn đầy hy vọng. Tình hình các chiến trường những tháng ngày này diễn ra rất mau lẹ. Từ ngày 18/12/1974 - 8/1/1975, hội nghị Bộ Chính trị phân tích những diễn biến cơ bản của ta và khó khăn, bị động của địch. Bộ Chính trị kết luận: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn chưa bao giờ có điều kiện đầy đủ về chính trị và quân sự như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc”. (1)

 

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, quân và dân tỉnh Hòa Bình cùng hậu phương lớn miền Bắc đã dấy lên cao trào thi đua hướng về tỉnh Gia Định kết nghĩa với tình cảm: “Hòa Bình đổ giọt mồ hôi/ Để cho Gia Định bớt rơi máu đào”. Hướng về tiền tuyến lớn miền Nam, tập trung chi viện đến mức cao nhất sức người, sức của cho các chiến trường. Công tác tuyển quân lúc này đòi hỏi hết sức cấp bách, kịp thời. Từ năm 1973 đến tháng 4/1975, toàn tỉnh đã thực hiện 9 đợt tuyển quân và giao quân đều vượt kế hoạch về thời gian, quân số, chất lượng. Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có gần 3.000 TN nam, nữ nhập ngũ. Đặc biệt, tháng 3/1975, tỉnh ta được giao tuyển quân một đợt gồm 553 TN các dân tộc lên đường nhập ngũ. Tiếp tục làm tốt chế độ đăng ký nguồn kết hợp làm tốt công tác tư tưởng, chính trị, sự phối hợp giữa các cấp, ngành nên việc giao quân nhanh gọn, đảm bảo chất lượng cao, đạt 105,6%. Hòa Bình là một trong 6 tỉnh ở phía Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân, đã được Bộ Tư lệnh Quân khu tặng cờ thi đua “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân năm 1975”. Nếu tính thời điểm này, 100% khu phố, thị trấn, cơ quan, xóm, xã đều có người tham gia nhập ngũ. Gia đình ông Bùi Văn Chớn - xã Hạ Bì, bà Bùi Thị Sinh - xã Kim Sơn (Kim Bôi) có 5 con đi bộ đội chiến đấu trên các chiến trường.

 

Nếu tính từ năm 1970 đến đầu năm 1975, tỉnh ta tiễn đưa 2 tiểu đoàn, 9 đại đội, 1 đơn vị du kích tập trung và 1 đội dân công hỏa tuyến lên đường vào các chiến trường.

 

Tháng 3/1975, cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam diễn biến mau lẹ, khẩn trương. Quân đội ta với khí thế thần tốc, ngày 10/3, quân giải phóng đánh thị xã Buôn Ma Thuột, đây là trận điểm huyệt đầu tiên làm rung động cả chiến trường Tây Nguyên và miền Nam. Ngày 29/3, thành phố Đà Nẵng được giải phóng, địch co cụm về các tỉnh nam trung bộ nhưng cuộc chiến đấu thần tốc, thắng như chẻ tre, kẻ địch tan rã bỏ súng ống, trút quần áo binh lính vứt dọc đường tháo thân.

 

Ngày 26/4/1975, các mũi tiến công thần tốc của ta mở cuộc tổng công kích đánh chiếm thành phố Sài Gòn - dinh lũy cuối cùng của bọn ngụy quân, ngụy quyền.

 

Với sức mạnh tiến công như vũ bão, với khí thế “một ngày bằng hai mươi năm”, vào lúc 11h30’ ngày 30/4/1975, các mũi tiến công của ta gặp nhau giữa TP Sài Gòn, tiến vào Dinh Độc Lập, bắt tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh và toàn bộ nội các. Lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập báo hiệu Sài Gòn hoàn toàn giải phóng-chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

 

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi. Cuộc chiến đấu kéo dài 30 năm đi đến thắng lợi, bao đồng bào, đồng chí, chiến sĩ đã ngã xuống tô thắm sắc đỏ lá cờ Tổ quốc làm sáng ngời truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân ta.

Sau khi được tin vui miền Nam giải phóng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh treo cờ, căng khẩu hiệu, vệ sinh đường phố, xóm làng, cồng chiêng vang dội vui mừng. Để biểu thị niềm hân hoan vô hạn, ngày 2/5/1975, tại sân vận động thị xã Hòa Bình, Tỉnh ủy, ủy ban Hành chính, MTTQ long trọng tổ chức buổi mít tinh chào mừng ngày miền Nam giải phóng. Trên 15.000 người đại diện quân - dân - chính - đảng, các tổ chức quần chúng và nhân dân, học sinh về dự. Dưới bầu trời rực nắng, cờ hoa rực rỡ, cồng chiêng âm vang, nét mặt mỗi người rạng rỡ tươi vui. Tất cả đều cất cao tiếng hát khải hoàn: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

 

(1) Sách - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - trang 300.

(2) Các số liệu trong bài được trích dẫn trong cuốn “Hòa Bình lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ” - nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

 

                                                                              Văn Song

                                                                                (T.T.V)

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục