Các em tham gia buổi sinh hoạt chuyên đề về lịch sử, văn hóa Việt - Hàn tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc.
Lần đầu tiên một nhóm 25 thanh, thiếu niên con em gia đình Việt - Hàn đang sinh sống tại Hàn Quốc được Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Hàng không và Tổ chức phi chính phủ "Global Together" Hàn Quốc tổ chức về thăm Việt Nam từ ngày 26 đến 30-5.
Chuyến tham quan đầy ý nghĩa này là dịp để các em hiểu hơn về Việt Nam, qua đó thúc đẩy tình hữu nghị Việt - Hàn trong tương lai.
Các em tham gia buổi sinh hoạt chuyên đề về lịch sử, văn hóa Việt - Hàn tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc. |
LTS: "Mãi mãi đi theo con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn là một cuộc đấu tranh để xây dựng cái mới và loại trừ cái cũ không còn phù hợp, là sự nghiệp mãi mãi của các thế hệ Việt Nam. Chúng ta khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển nổi tiếp tục thực hiện con đường cách mạng vinh quang đó tới đích..." - đó là nội dung chính trong tham luận của nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu gửi Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2011). Báo Hànộimới xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc toàn văn bài tham luận quan trọng này.
Sáng 27-5, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức cuộc gặp mặt báo chí thông báo về chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) về HIV/AIDS của đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Chủ tịch UBQG về phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm dẫn đầu.
Ngày 27/5, trả lời câu hỏi của Thông tấn xã Việt Nam về việc ngày 26/5/2011, tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam, quan chức Bộ Ngoại giao xác nhận vào lúc 5 giờ 58 phút sáng 26/5/2011, trong khi tàu Bình Minh 02 đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
(HBĐT) - Ngày 27/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức họp thảo luận và thông qua các nội dung dự thảo báo cáo: Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU của Tỉnh ủy về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”; Chương trình hành động số 09-CTr/TU về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; đóng góp ý kiến triển khai Đề án và Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề để thị trấn Lương Sơn sớm thành thị xã” và một số công tác khác.
(HBĐT) - Với nỗ lực đồng bộ, tỉnh ta đã đạt kết quả đáng ghi nhận sau một năm triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Nhìn lại một năm qua, theo Sở LĐ-TB&XH - cơ quan thường trực chủ trì triển khai QĐ 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án, có nhiều nguyên nhân bất lợi chi phối hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh ta. Nổi bật là hai nguyên nhân nội tại đến từ hai chủ thể quan trọng của công tác đào tạo nghề: người lao động và mạng lưới cơ sở dạy nghề.
Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch số 04/2011, hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp, theo Khoản 2 Ðiều 6 Nghị định số 22/2011/NÐ-CP ngày 4-4-2011 của Chính phủ.