Công trình trường mần non xã Tòng Đậu vừa được hoàn thành, đưa vào sử dụng đáp ứng yêu tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Công trình trường mầm non xã Tòng Đậu vừa được hoàn thành, đưa vào sử dụng đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nhân lực là những tiền đề thúc đẩy phát triển KT-XH Tòng Đậu (Mai Châu). Tài nguyên đất, rừng, diện tích mặt nước được nhân dân trong xã phát huy, tận dụng. Năng động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, nhân dân các xóm đã tập trung thâm canh lúa, mở rộng vùng sản xuất rau sạch cung cấp cho thị trường huyện với sức tiêu thụ mạnh. Kể cả những khu ruộng bấp bênh về nước tưới cũng được bà con đưa vào trồng các loại rau màu. Đối với những khu gò, đồi liền kề, nhiều hộ đã mạnh dạn trồng cây xanh, tạo cảnh quan làm mô hình khu du lịch sinh thái, xây dụng khu biệt thự, nhà nghỉ và dịch vụ du lịch xung quanh vị trí hồ Tòng Đậu. Gần đây, trên 7,2 ha diện tích mặt nước ao, hồ, sông, suối đã được một số hộ gia đình tổ chức nuôi thủy sản phát huy nguồn lợi. Với nỗ lực phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân trong xã từng bước được cải thiện, bình quân thu nhập đã đạt 8 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,91%.
Công tác văn hóa, xã hội và môi trường trên địa bàn cũng có những chuyển biến đáng mừng. Hiện, xã có 2/5 xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, mức độ phổ cập giáo dục trung học đạt 74% (tiêu chí là 70%), tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 73,55% tổng số học sinh trong độ tuổi. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức HTB đạt 26,19% (tiêu chí là 20%). Vấn đề vệ sinh môi trường có sự cải thiện rõ rệt, có 95,86% hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (tiêu chí là 70%), 33% công trình nhà tắm, 18% nhà vệ sinh, 23,3% cơ sở chăn nuôi của các hộ gia đình trong xã đạt tiêu chuẩn.
Năm 2010, Tòng Đậu được chọn làm xã điểm triển khai đề án xây dựng nông thôn mới. Theo ông Hà Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã, căn cứ vào 19 tiêu chí Nông thôn mới, xã mới chỉ có 2 tiêu chí đạt (gồm hệ thống chính trị xã hội và tình AN-TT), một số tiêu chí gần đạt, nhiều tiêu chí khác cần phải quyết tâm phấn đấu. Những năm qua, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, xã hội và nhân dân toàn xã, hạ tầng KT-XH của xã đã có nhiều thay đổi. Xã có đường trục xã dài 0,85 km, rải nhựa rộng 3 m, mặt đường 5 m, đạt tiêu chuẩn 100%. Đường ngõ xóm đã cứng hóa 7,6 km, chiều rộng từ 2 - 2,5 m, dự kiến từ nay đến năm 2015 mở mới thêm 20,3 km đường trục xã, 9,435 km đường ngõ xóm và 13,11 km đường nội đồng theo tiêu chí đưa ra. Hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn hiện có 10 hồ, đập, kênh mường, trạm bơm tưới tiêu, 2,87 km kênh mương đã được cứng hóa trên tổng số 26,4 km, cần tiếp tục đầu tư cứng hóa. Về điện, xã có 100% hộ được sử dụng điện sinh hoạt. Dự án RE II sẽ tiến hành xây lắp, cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn trong năm nay. Hệ thống trường học, cơ sở vật chất, văn hóa, bưu điện, nhà ở cư dân nông thôn đang được bổ sung trong đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015.
Quyết tâm xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, đến thời điểm này, xã đã hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn mới, tập trung thực hiện các giải pháp, trong đó, chú trọng ra nghị quyết xây dựng đề án, quán triệt việc tổ chức thực hiện trong Đảng, chính quyền và nhân dân về xây dựng nông thôn mới, tổ chức cho cán bộ, nhân dân tham quan, học tập kinh nghiệm với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 7/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị báo cáo viên định kỳ cấp tỉnh năm 2011 nhằm cung cấp thông tin và định hướng nội dung tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên toàn tỉnh.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (viết tắt là Chương trình NTM) giai đoạn 2011 – 2020, huyện Cao Phong có 9 xã thuộc đối tượng thực hiện (trừ 3 xã đặc biệt khó khăn là Yên Thượng, Yên Lập và Thung Nai). Tích cực triển khai các hoạt động, đến thời điểm này, huyện đã hoàn tất một số bước quan trọng, đặt nền móng thuận lợi cho lộ trình xây dựng NTM trên địa bàn.
Chiều 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đoàn đại biểu Văn phòng Phủ Thủ tướng Lào do ông Cheuang Sombounkhan, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Thư ký Nội các Chính phủ làm Trưởng đoàn đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Cùng với ngư dân ngày đêm bám biển, đội ngũ nhà nghiên cứu đến người dân ở các làng quê hiện nay đang tích cực sưu tầm, tìm kiếm những văn bản, tài liệu quý với đầy đủ cơ sở chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa.
Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo hai Ðảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào, chiều 6-6, tại Thủ đô Viêng Chăn, Ban Tuyên giáo T.Ư Ðảng CS Việt Nam và Ban Chỉ đạo Biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào phối hợp Ban Chỉ đạo Công tác tư tưởng, lý luận, văn hóa Trung ương, Ban Tuyên huấn T.Ư Ðảng NDCM Lào và Ban Chỉ đạo Biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án Công trình biên soạn "Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007)".
(HBĐT) - Ngày 6/6, đoàn công tác của TT HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm tại huyện Lương Sơn. Tham gia đoàn có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TT HĐND tỉnh; lãnh đạo các ban: KT-NS, VH-XH (HĐND tỉnh) và các sở, ngành trong tỉnh.