Ngày 15/6, tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Đồng chí Hồ Tùng Mậu - Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của đồng chí (15/6/1896 – 15/6/2011).

 

  

Tọa đàm khoa học “Đồng chí Hồ Tùng Mậu - Cuộc đời và sự nghiệp”


PGS. TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì cuộc Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có đồng chí Hồ Đức Việt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đại diện gia đình và các đồng chí đại diện lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Đồng chí Hồ Tùng Mậu tên thật là Hồ Bá Cự sinh ngày
15/6/1896 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Được sự hun đúc của vùng quê “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống yêu nước bất khuất, chịu ảnh hưởng sâu sắc tấm gương vì nước, vì dân của ông nội và người cha thân yêu, Hồ Bá Cự đã sớm có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Từ đầu năm 1920, Hồ Tùng Mậu thoát ly gia đình, để lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ ở nhà với lời nhắn nhủ của một người trai đầy nghĩa khí “Con đi làm việc nước cũng là để báo hiếu với gia đình…”.  Người thanh niên yêu nước Hồ Tùng Mậu đã lựa chọn con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.

Các nhà khoa học dự Tọa đàm đã làm rõ quá trình đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin của đồng chí Hồ Tùng Mậu là con đường của sự phát triển biện chứng và tất yếu. Trong thế hệ những thanh niên yêu nước từ thời kỳ vận động thành lập Đảng, Hồ Tùng Mậu như người anh cả về tuổi tác, cả về kinh nghiệm hoạt động. Được tiếp xúc, học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, những hoạt động cách mạng của Hồ Tùng Mậu càng năng động và có hiệu quả.

Đồng chí Hồ Tùng Mậu là người nhạy bén trước tình thế. Sự nhạy bén đó đã làm thất bại âm mưu của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, cứu thoát hai lãnh tụ lớn nhất của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam trong thế kỷ XX là Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí đã có nhiều đóng góp cho Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng đầu năm 1930 diễn ra kịp thời an toàn và thành công. 

  

Đồng chí Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951) 

Người ta thấy ở đồng chí Hồ Tùng Mậu hình ảnh một người cộng sản với ý chí cách mạng vững vàng, kiên cường, một con người đậm chất nhân văn, am hiểu và trân trọng những giá trị văn hoá, một nhà lãnh đạo cận nhân tình. Suốt những năm làm Chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng chiến Liên khu IV, rồi giữ cương vị Tổng thanh tra Chính phủ, lão đồng chí Hồ Tùng Mậu làm việc quên mình với tác phong chan hoà, bình dị và khảng khái. Đồng chí có uy tín lớn, được mọi người thân mật và kính cẩn gọi là “cụ Mậu”. Dù ở cương vị nào, đồng chí Hồ Tùng Mậu cũng là một người cán bộ cương trực và trung hậu, luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ với một trách nhiệm cao. Với phẩm chất cách mạng tốt đẹp cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, với tinh thần tận tuỵ, thanh liêm.

Chiều ngày 23/7/1951, khoảng 5 giờ chiều, trên đường đi công tác qua thị trấn Còng (Thanh Hoá), đoàn cán bộ của đồng chí Hồ Tùng Mậu bị máy bay giặc Pháp phát hiện và đuổi bắn. Người cán bộ lãnh đạo ngành Thanh tra Chính phủ đã hy sinh giữa lúc còn tràn đầy năng lực cống hiến.

Trọn cuộc đời cách mạng 31 năm không ngừng nghỉ, đồng chí Hồ Tùng Mậu từ một người yêu nước đã trở thành một chiến sĩ cộng sản, “một cán bộ lão luyện” trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã thực sự là tấm gương trong sáng của người cộng sản: có lý tưởng cao cả, hoạt động nhiệt thành, phẩm chất kiên trung, trí tuệ mẫn tiệp, phong cách bình dị.

Đồng chí Hồ Tùng Mậu là tấm gương trong sáng về đạo đức cách mạng nhân, nghiã, trí, dũng; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như những tiêu chí đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân.

Cho đến phút cuối đời mình, đồng chí Hồ Tùng Mậu xứng đáng với lòng tin của nhân dân, của Đảng, của Hồ Chủ tịch. Đồng chí đã cống hiến trọn cuộc đời cho nhân dân, cho Tổ quốc, cho Đảng, cho cách mạng.

                                                               Theo DangCongSan.vn

Các tin khác

Lãnh đạo huyện Cao Phong trao tặng giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử.
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Chủ tịch HĐND huyện Yên Thuỷ khoá XVIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chương trình xây dựng NTM của tỉnh kết luận hội nghị.
Người trồng dưa bở huyện Kim Bôi nếm trải thất bại do mở rộng diện tích chưa phù hợp với nhu cầu thị trường  (ảnh tại xã Vĩnh Tiến).

Bảo Hiệu khai thác hiệu quả các nguồn lực để phát triển

(HBĐT) - Là một xã thuần nông duy trì cơ cấu kinh tế: nông- lâm nghiệp 64,9%, TTCN- xây dựng 14,8%, dịch vụ 20,3%, đến nay, đời sống của người dân xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) còn gặp nhiều khó khăn. Để thực hiện mục xóa đói- giảm nghèo, Đảng ủy, chính quyền xã đã lãnh đạo nhân dân phát huy nội lực, tận dụng thời cơ để tạo cơ hội phát triển.

Huy động toàn xã hội tham gia vào quy trình kiểm soát thủ tục hành chính

Đây là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ nêu ra nhằm thực hiện tốt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và cũng là nội dung được đặc biệt nhấn mạnh tại cuộc Tọa đàm với các cơ quan báo chí về công tác kiểm soát TTHC diễn ra chiều ngày 14/6 tại Hà Nội.

Đồng chí Trương Tấn Sang: Nam Định cần tập trung phát triển kết cấu hạ tầng

Ngày 14/6, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, cùng lãnh đạo nhiều ban, ngành Trung ương đã thăm làm việc tại tỉnh Nam Định để kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Nhật Bản tài trợ 41 tỷ yen giúp Việt Nam xây dựng đường cao tốc

Ngày 14/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam ông Yasuaki Tanizaki đã ký kết công hàm trao đổi khoản tín dụng ưu đãi đợt 1 tài khoá 2011 của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam với tổng trị giá 40,946 tỷ yen (tương đương 508 triệu USD).

Tọa đàm "Chung tay cải thiện môi trường kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh Hòa Bình"

(HBĐT) - Ngày 14//6, Sở KH&ĐT phối hợp với Hội DNN&V, Hội DNT tỉnh và Công ty Economica- đơn vị tư vấn độc lập, tổ chức tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp tỉnh về chủ đề “Chung tay cải thiện môi trường kinh doanh và chỉ số cạnh tranh (PCI) Hòa Bình”. Tham dự có đại diện của các sở, ngành chức năng.

Thường trực HĐND tỉnh giám sát tình hình phát triển KT-XH tại Sở NN&PTNT

(HBĐT) - Ngày 14/6, Đoàn công tác của TT HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm tại Sở NN&PTNT. Tham gia đoàn có lãnh đạo các Ban thuộc HĐND tỉnh và các sở, ngành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục