Nhân kết thúc 5 lớp học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ TPHCM do Thành ủy TPHCM tổ chức, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Trung Trực, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, về những vấn đề đặt ra trong việc học tập, quán triệt và triển khai nghị quyết.

 

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải (bìa phải) trao đổi với các đại biểu tại hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết Đảng cho cán bộ chủ chốt. Ảnh: VIỆT DŨNG

Đổi mới cách tuyên truyền

- PV: Đồng chí có thể cho biết những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong đợt học tập, quán triệt nghị quyết (NQ) và các văn kiện đại hội Đảng vừa diễn ra?

Đồng chí NGUYỄN TRUNG TRỰC: Mục đích của đợt học tập NQ là làm cho cán bộ, đảng viên và sắp tới là quần chúng nâng cao nhận thức, nắm vững những quan điểm cơ bản, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và những điểm mới trong các văn kiện đại hội, từ đó tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, nâng cao ý chí, tinh thần cách mạng tiến công, tích cực thực hiện sáng tạo trong thực tiễn công tác, đời sống, góp phần đưa NQ của Đảng vào cuộc sống. Đây cũng là dịp để chúng ta đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn những nhận thức lệch lạc. Yêu cầu đặt ra đối với việc triển khai học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện NQ Đảng kỳ này là đảm bảo tinh thần đổi mới, nhấn mạnh những điểm mới, có hình thức phù hợp với từng đối tượng.

- So với những nhiệm kỳ trước, cách thức tổ chức học tập, quán triệt NQ ở nhiệm kỳ này có gì mới?

Có khá nhiều nét mới. Với những đối tượng khác nhau như cán bộ nghỉ hưu cao cấp, văn nghệ sĩ, trí thức, nhà báo… có hình thức truyền đạt khác nhau, với những nội dung cụ thể gắn với nghề nghiệp, công việc của họ. TP mời những báo cáo viên từ Trung ương từng tham gia soạn thảo văn kiện, hay trực tiếp các đồng chí trong Thường trực Thành ủy (Bí thư, Phó Bí thư…) và trưởng ban tuyên giáo, những người từng tham gia đại hội, nắm chắc nội dung văn kiện. Trong quá trình học tập, học viên tham gia trao đổi, thảo luận và được giải đáp những vấn đề chưa rõ.

Sau 5 lớp này, trong tháng 7-8, TP sẽ tiếp tục triển khai lớp học tập NQ trong các đơn vị cấp trên cơ sở, quận-huyện, cơ sở và trong nhân dân. Các lớp ở cơ sở sẽ được tổ chức học tập, quán triệt một cách thiết thực, gắn với thực tiễn địa phương, đơn vị để người học nắm vững các luận điểm cơ bản, có khả năng vận dụng vào thực tiễn đời sống và công tác. Bên cạnh đó còn có các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân ở địa phương bằng nhiều hình thức phong phú, có thể có cả hỏi - đáp với cách diễn đạt ngắn gọn, nhấn mạnh những nội dung phù hợp với những đối tượng…

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu

- Từ những nhiệm kỳ trước, việc đưa NQ vào cuộc sống vẫn còn nhiều lấn cấn, thậm chí có nội dung chưa triển khai được, chồng chéo, bất cập, thiếu “tổng chỉ huy” nên hiệu quả không cao… Lần này, TP sẽ rút ra kinh nghiệm gì?

Qua các lớp học tập, quán triệt NQ, hầu hết học viên đều băn khoăn là sẽ triển khai thế nào để NQ có hiệu quả. Lần này, trong hướng dẫn của Bộ Chính trị là làm sao phát huy được vai trò người đứng đầu, đây chính là nhạc trưởng, có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra thực hiện NQ, tập trung vào những vấn đề bức xúc của địa phương. Có chương trình hành động, có quy trình, có kiểm tra giám sát, có sơ tổng kết thì NQ mới đi vào cuộc sống được, nếu không chỉ là đánh trống bỏ dùi. Tôi cho rằng cần có một “nhạc trưởng” trong chỉ đạo điều hành và chịu trách nhiệm.

- Sắp tới, các đơn vị cấp cơ sở, quận huyện sẽ triển khai chương trình hành động của đơn vị, địa phương mình. Nếu trong quá trình triển khai, chương trình hành động, NQ của cơ sở bộc lộ bất cập, chưa phù hợp với cuộc sống thì đảng viên có quyền góc ý, phê phán không? Nếu phê phán có bị coi là làm trái NQ, hay cứ phải nhất nhất làm theo?

Trong quá trình triển khai, dĩ nhiên vận dụng theo nguyên tắc sai đến đâu sửa đến đó nhưng không nên để diễn ra sai sót quá nhiều. Tốt nhất là các đơn vị nên chuẩn bị kỹ từ đầu. Trong đó phải nắm rõ, quán triệt văn kiện của Đảng và tùy thực tế địa phương mà khai thác, vận dụng. Trong quá trình đó cũng cần phát huy dân chủ trong Đảng, trong nhân dân, đưa ra lấy ý kiến của dân để chương trình hành động thiết thực, sát với cuộc sống, hạn chế tối đa sai sót. Nếu chương trình hành động, NQ hay một chính sách nào đó bất cập, thiếu tính khả thi thì đương nhiên người tham mưu phải chịu trách nhiệm trước hết về chuyên môn. Sau đó, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm.

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đại biểu HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2016 biểu quyết thông qua các Nghị Quyết của kỳ họp lần thứ nhất.
Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang tiếp Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật Bản-Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Không có hình ảnh

Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá về KT-XH 6 tháng đầu năm và tình hình triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP

(HBĐT) - Ngày 1/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm và tình hình triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tại tỉnh ta, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ: Giao ban công tác tuyên giáo và Trung tâm BDCT cấp huyện

(HBĐT) - Ngày 1/7, tại huyện Lạc Thuỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị giao ban công tác tuyên giáo và Trung tâm BDCT 6 tháng đầu năm 2011, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Hội thảo chia sẻ báo cáo khảo sát thực trạng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 28/6, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo chia sẻ báo cáo khảo sát thực trạng xây dựng nông thôn mới. Dự hội thảo có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, Sở NN&PTNT, thường trực Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh và thường trực, Hội nông dân các huyện Cao Phong, Lạc Sơn, Đà Bắc, Lương Sơn, thành phố Hòa Bình và các xã được tỉnh lựa chọn xây dựng điểm nông thôn mới của tỉnh.

Đoàn đại biểu HĐND tỉnh khóa XV tiếp xúc cử tri huyện Yên Thuỷ

(HBĐT) - Ngày 1/7, tại huyện Yên Thủy, đoàn đại biểu HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ - UVBTV Tỉnh ủy, Giám đốc Sở NN&PTNT làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với đại biểu cử tri huyện Yên Thuỷ.

Hội nông dân thị trấn Lương Sơn: nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Hội Nông dân thị trấn Lương Sơn có 11 chi hội, trong đó 3 chi hội chuyên SXNN, 39 tổ hội với 902 hội viên. BCH HND thị trấn xác định chi, tổ hội có mạnh, tổ chức Hội thị trấn mới mạnh.

CCB huyện Yên Thuỷ chú trọng xây dựng tổ chức Hội vững mạnh

(HBĐT) - Ông Bùi Huy Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện Yên Thuỷ cho biết: Để Hội CCB huyện không ngừng lớn mạnh và luôn duy trì thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, những năm qua, BTV Hội đã đặc biệt quan tâm đến xây dựng, phát triển Hội. Trong đó, xác định đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng với đội ngũ hội viên CCB là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục