Nhiều vườn rau xanh ở xóm 10, xã Sủ Ngòi không cho thu hái.

Nhiều vườn rau xanh ở xóm 10, xã Sủ Ngòi không cho thu hái.

(HBĐT) - Gần 1 tuần nay, tại các chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình, nguồn cung ứng rau xanh trở nên khó khăn, lượng rau khan hiếm. Chị Phạm Thị Loan, một chủ cửa hàng kinh doanh rau, củ, quả tại chợ Phương Lâm lo lắng: Phần lớn lượng rau nhập về các chợ từ các xã vùng ven thành phố như Sủ Ngòi, Thái Bình, Thống Nhất. Trước đây, người trồng rau đem hàng rao tận chợ, nhưng mấy ngày rồi, chị phải tới tận các vườn mới nhặt nhạnh được ít rau xanh về bán.

 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu nguồn rau xanh trên địa bàn là do ảnh hưởng của thời tiết mưa, nắng thất thường, đặc biệt là cơn bão số 2 đã làm cho nhiều diện tích rau của bà con nông dân vùng cung ứng trọng điểm rau xanh phát triển kém, thậm chí bị chết hàng loạt do úng nước. Ông Nguyễn Văn Quân ở xóm 10, xã Sủ Ngòi buồn bã: Nguồn thu chính của gia đình nhờ cả vào trồng rau xanh. Nhiều diện tích rau ngót, rau muống, bí lấy ngọn của gia đình sau đận bão số 2 đã bị thối rễ dẫn đến chết, diện tích còn lại phát triển kém. Trước đây, cứ cách 1 tháng, gia đình ông thu hoạch 1 lứa rau ngót với khoảng 300 mớ/lứa, nhưng nay, không thu được mớ nào. Thời tiết bất thuận, vạt bí trong vườn nhà ông cũng không đâm ngọn.

 

Chị Bùi Thị Nguyệt, một hộ chuyên trồng rau ở tổ 9, phường Thái Bình cho biết thêm: Các hộ triển khai gieo trồng rau vào thời điểm trước trận mưa, bão vừa rồi hoặc bị trôi sạch, hoặc rất chậm phát triển. Ví dụ như trường hợp của gia đình chị, vào nửa tháng trước, chị gieo 10 luống hạt cải. Chẳng ngờ mưa, bão ập đến, làm hỏng hết hạt giống, tới đây lại phải gieo lại. Cánh đồng của tổ 9 từ xưa đến nay trồng rau muống là nhiều nhưng dạo này, mưa dầm, nắng hạn nên rau cũng phát triển kém, chậm cho thu.

 

Thực tế trên đã tác động trực tiếp đến người trồng rau bởi mặc dù giá thu mua rau đang đội lên gấp đôi, ba lần so với ngày thường nhưng rau xanh cũng không có để bán. Các hộ trồng rau ở xóm 2, xóm 3, xóm 4, xã Sủ Ngòi cho biết: rau ngót, rau muống, rau đay, mồng tơi bán buôn tại vườn đã là 5.000 đồng/mớ, giá bán buôn đậu đũa 8.000 đồng/kg nhưng việc thu hái rất chậm, mất mùa. Không ít hộ đầu tư nhiều công sức trồng, chăm sóc nhưng chưa thu được lứa rau nào đã hứng chịu ảnh hưởng của mưa bão, thất thu.

 

Khó khăn nguồn cung ứng rau xanh tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, buôn bán của tiểu thương. Qua khảo sát tại các chợ Thái Bình, Phương Lâm, Nghĩa Phương, Hữu Nghị, có rất ít người trồng rau mang rau đến bán tại chợ như trước. Một vài cửa hàng rau trong chợ chỉ đủ hàng bán đến hết buổi trưa còn buổi chiều tạm đóng cửa. Người tiêu dùng cũng đành chấp nhận mua rau xanh với giá đắt gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Đơn cử, rau muống 7.000 đồng/mớ, rau ngót, mồng tơi 6.000 đồng/mớ, bầu 10.000 đồng/kg, cà chua 15.000 đồng/kg. Cùng lúc này, rau thơm các loại tăng giá mạnh, cụ thể 100.000 đồng/kg rau thì là, mùi (giá bán buôn tại vườn).

 

Những ngày tới, thời tiết còn diễn biến khó lường, sẽ còn xảy ra nhiều đợt mưa, bão ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và thị trường rau xanh nói riêng. Với người trồng rau, đây sẽ là những thách thức trong  việc cung ứng nguồn hàng. Trên thị trường, lượng rau khó có thể đủ lượng dồi dào như cùng thời điểm năm 2010. Giá các loại rau xanh không giảm, thậm chí còn tiếp tục tăng sẽ tác động trực tiếp đến chi tiêu, sinh hoạt của người dân.

 

                                                                    

                                                                                           Lạc Bình

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục