Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị. Ảnh Hòa Bắc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị. Ảnh Hòa Bắc

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị, có lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

 

Tại Hội nghị, các thành viên Chính phủ và đại diện lãnh đạo các địa phương đã tập trung phân tích, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết, nhằm thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.

  
        Lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ban, ngành tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh Hòa Bắc 


Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW (NQ 26) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngay sau khi NQ 26 được ban hành, các Bộ, ngành và địa phương đã tổ chức quán triệt Nghị quyết và triển khai chương trình hành động tới cán bộ, đảng viên. Đến nay đã có 100% cấp ủy đảng các cấp đã tổ chức quán triệt Nghị quyết.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Trong giai đoạn 2008-2010, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nông nghiệp, nông thôn đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 2009, nông nghiệp nước ta đạt mức tăng GDP là 1,83%, năm 2010 đạt 2,78%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả giai đoạn 2006 – 2010 đạt 3,36%/năm, vượt mục tiêu 3,2%/năm của Đại hội Đảng X đề ra.

Tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nông, lâm, thủy sản năm 2010 đạt 19,53 tỷ USD (tăng 3,46 tỷ USD so với năm 2008), vượt 81% so với mục tiêu Đại hội Đảng X đề ra (10,8 tỷ USD). Nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản có sức cạnh tranh cao, chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới, đã có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là thủy sản, đồ gỗ, gạo, cao su, cà phê và hạt điều.

Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực, đến năm 2010, trong khu vực nông thôn, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế.

Hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn trong thời gian qua được chú trọng đầu tư. Riêng về giao thông nông thôn, trong 2 năm (2009 và năm 2010) đã mở mới được gần 7,5 nghìn km đường giao thông; nâng cấp 29,5 nghìn km; xây dựng được gần 3 nghìn cây cầu bê tông…

Về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, sau 2 năm triển khai thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền đã dần dần hình thành được “hình hài” của mô hình nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH trên thực tế theo cấp độ xã và thôn, bản ở các vùng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện NQ 26 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về NQ và Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới còn chưa đầy đủ; nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống hoặc chưa tạo ra chuyển biến trên thực tế…

Tại Hội nghị, lãnh đạo một số địa phương như: Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Điện Biên, An Giang… chia sẻ những kinh nghiệm hay, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện NQ 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các địa phương thời gian qua.

Các địa phương khẳng định quyết tâm mạnh mẽ trong việc tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng các nội dung của NQ 26 trong đó có quyết tâm xây dựng nông thôn mới với tiêu chí cụ thể đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Nhiều địa phương phấn đấu đạt cao hơn mục tiêu 20%, trong đó có Hà Nội quyết tâm thực hiện mục tiêu có 40% số xã đạt tiêu chuẩn về nông thôn mới vào năm 2015.

Các ý kiến tại Hội nghị đều cho rằng, NQ 26 mang tính toàn diện và đầy đủ nhất để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta từ trước đến nay, được dư luận trong và ngoài nước nhất là cư dân nông thôn tích cực đón nhận, kỳ vọng về một thời kỳ với tương lai phát triển mạnh mẽ.

Theo lãnh đạo các địa phương, một trong những khó khăn lớn nhất trong triển khai thực hiện NQ 26 là trình độ, năng lực của cán bộ, nhất là cán bộ ở cấp cơ sở còn hết sức hạn chế; nhiều địa phương đề nghị Trung ương hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quá trình triển khai thực hiện NQ. Có ý kiến đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp về đầu tư tại khu vực nông thôn nhằm tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân nông thôn.

   

                       Các địa phương báo cáo trực tuyến. Ảnh Hòa Bắc 


Hội nghị xác định mục tiêu tổng quát đề ra trong giai đoạn 2011 – 2015 là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; xây dựng nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; từng bước xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại. Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là đưa tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP cả nước đạt 17-18%; hàng năm đào tạo 1 triệu lao động nông thôn; thu nhập của người dân nông thôn tăng từ 1,8-2 lần so với năm 2010; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đạt khoảng 20%...

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: NQ 26 đã thể hiện rõ tầm chiến lược trong công tác xây dựng và phát triển nông thôn, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Sau gần 3 năm thực hiện NQ 26, diện mạo nông thôn cả nước đã có nhiều thay đổi tích cực. Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tăng lên trong bối cảnh thu ngân sách Nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn.

Để tiếp tục đưa NQ 26 vào cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát 8 nhóm giải pháp trong NQ 26; nội dung, tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo để từ đó, căn cứ đặc thù từng địa phương, xây dựng kế hoạch hành động. Căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương tự cân đối và có cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong huy động vốn, cần chú ý kết hợp hài hòa giữa nguồn ngân sách của Trung ương với tận dụng nguồn lực trong dân và đóng góp của doanh nghiệp. Đặc biệt, phải tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất cả về nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ, trong đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, gắn với cơ khí hóa, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

Các cấp, ngành, địa phương cần đặc biệt lưu ý đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ, dân trí cho người dân nông thôn. Song song với đào tạo phổ thông, đại học, cần đa dạng hóa hơn nữa việc đào tạo nghề để tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thoát nghèo. Bên cạnh đó, ở mỗi địa phương, cũng cần tăng cường, củng cố công tác xây dựng, phát triển hệ thống chính trị cơ sở để giữ vững an ninh nông thôn, đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp cần thường xuyên tổ chức sơ kết, cân đối, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương để thúc đẩy hiệu quả của công tác hết sức quan trọng này./.

 

                                                                    Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng lẵng hoa chúc mừng ngày truyền thống lực lượng ANND cho Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh
Đại sứ Philippines Jerril G. Santos phát biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).
Công nhân của đơn vị thi công kéo đường dây tuyến  Hoà Bình - Sơn La đoạn qua địa bàn huyện Mai Châu.
Đại diện các cơ quan, đơn vị trong Khối thi đua phát biểu thảo luận bổ sung vào kết quả và phương hướng phong trào thi đua năm 2011.

Toàn tỉnh có trên 1.000 tổ chức Hội, Ban đại diện

(HBĐT) - Ngày 11/7, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị sơ kết công tác Hội quần chúng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Dự đại hội có lãnh đạo, đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, các ban xây dựng Đảng và các Hội quần chúng tỉnh.

Huyện Lạc Sơn triển khai 5 nhiệm vụ trọng tâm

(HBĐT) - Vừa qua, Huyện ủy Lạc Sơn đã tổ chức hội nghị kiểm điểm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2011 . Đồng chí Bùi Đức Sòn – UV BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã về dự và chỉ đạo hội nghị.

BCH Trung ương thông qua chương trình khóa XI

Sáng 10/7, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau một tuần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, có sự cải tiến, đổi mới trong cách thức tiến hành.

Hợp tác Việt Nam – ASEAN: Mạnh hơn, rộng hơn và sâu hơn

Đã 16 năm trôi qua kể từ ngày Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN (ngày 28/7/1995 – 28/7/2011). Những năm qua, quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch… giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng được tăng cường.

Việt Nam công nhận Nhà nước Nam Sudan

Ngày 10-7, Bộ Ngoại giao đã ra tuyên bố: Với mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Nam Sudan, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam công nhận Nam Sudan là nhà nước độc lập, có chủ quyền và sẵn sàng thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Nam Sudan.

Nghĩa tình tháng 7 ở xã Cao Dương

(HBĐT) - Thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, bằng nhiều hình thức vận động, công tác đền ơn- đáp nghĩa ở xã Cao Dương (Lương Sơn) đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị và nhân dân trong xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục