Gia đình CCB Bùi Hữu Hiền, thị trấn Bo (Kim Bôi) đầu tư nuôi ba ba giống và thịt cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Trong ảnh: CCB Bùi Hữu Hiền giới thiệu với các hội viên kỹ thuật ấp trứng ba ba. ảnh: Hoàng Huy

Gia đình CCB Bùi Hữu Hiền, thị trấn Bo (Kim Bôi) đầu tư nuôi ba ba giống và thịt cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Trong ảnh: CCB Bùi Hữu Hiền giới thiệu với các hội viên kỹ thuật ấp trứng ba ba. ảnh: Hoàng Huy

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 95% gia đình chính sách có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương. Kết quả đó có được ngoài sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân trong phong trào “đền ơn - đáp nghĩa” còn là sự vươn lên không ngừng của bản thân người có công. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế” đã có những thương - bệnh binh dù mang trên mình thương tật nhưng đã có nhiều việc làm ý nghĩa, góp sức không nhỏ vào sự phát triển chung của cộng đồng.

 

Trong những ngày tháng 7 ân tình này, khắp các địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền đang nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động tình nghĩa hướng tới đối tượng chính sách người có công với cách mạng. Không phụ công lao đó, trong những mãi ấm nghĩa tình ấy, bản thân những thương, bệnh binh cũng chủ động vượt khó vươn lên đóng góp sức mình cải thiện cuộc sống. Cùng những CCB phường Đồng Tiến, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất tăm mành của thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn tại KDC 26, phường Đồng Tiến (TPHB). Nhắc đến thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn, nhiều người cảm phục tinh thần vượt khó của ông. 5 năm trong chiến trường, trở về địa phương khi thương tật mất đi hơn 23% sức khỏe, nhưng với nghị lực kiên cường của người lính, ông Tuấn đã tạo nên những kỳ tích. Chuyển về từ vùng lòng hồ lại luôn bị căn bệnh sốt rét hành hạ, kinh tế gia đình khó khăn, trải qua đủ nghề để sống, cuối cùng ông đã trụ lại với nghề sản xuất tăm mành. Tâm sự về những ngày đầu lập nghiệp, ông chia sẻ: Nhà có mình tôi là con trai, bố mẹ già, đông em nhỏ nên tôi không có điều kiện để tham gia công tác. Nhưng ở nhà, làm gì để cải thiện cuộc sống luôn là trăn trở của tôi. Từ vùng lòng hồ, tôi biết Hòa Bình có vùng nguyên liệu về tre luồng. Sẵn vợ có nghề chẻ tăm, nhờ có Ngân hàng CSXH hỗ trợ vốn, tôi đã mạnh dạn mở cơ sở sản xuất tăm mành, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần giải quyết việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn như mình...  Nhờ chịu khó làm ăn, đến nay, cơ sở sản xuất tăm mành của ông Tuấn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động ở các xã vùng sâu, xa huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai Châu, trong đó có nhiều lao động là con em thương binh, gia đình chính sách.

 

Cũng như ông Tuấn, làm giàu bằng chính đôi bàn tay và trên chính mảnh đất quê hương mình là ước mơ của thương binh Bùi Văn Tún, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn). Với phẩm chất của người lính Cụ Hồ, không khuất phục trước những khó khăn, ông đã khởi nghiệp với hai bàn tay trắng để xây dựng nên mô hình kinh tế VAC với thu nhập hàng trăm triệu đồng. “Ngày đó, kinh tế eo hẹp, không ruộng cấy, vợ con nheo nhóc. Tôi đi làm về là cùng vợ đào ao thả cá, rồi tiết kiệm dành dụm mua được 7 quả trứng vịt về cho ấp. Không ngờ, đó cũng là bước khởi đầu cho mô hình VAC của tôi sau này” - ông Tún tâm sự. Có ao cá, ông bắt đầu phát triển mô hình chăn nuôi vịt, trâu, bò và lợn. Ngoài ra, tận dụng đất rừng trồng keo tai tượng. Đến nay, kinh tế gia đình ông đã thực sự ổn định với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng. 

 

Những người lính - thương binh thành công trên trận tuyến kinh tế không còn xa lạ với cuộc sống. Những cái tên như: Đào Ngọc Phúc với thương hiệu đồ thờ Phúc Hậu; thương binh Trần Mạnh Du với ước mơ biến rác thải thành phân vi sinh và còn những thương - bệnh binh khác dù hàng ngày luôn phải đối mặt với những cơn đau hành hạ nhưng  vẫn luôn khẳng định được phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ.

 

Ông Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ - TB & XH cho biết: Hàng năm, trung bình toàn tỉnh có khoảng hơn 2.000 lượt hộ nghèo, gia đình chính sách vay vốn xóa đói - giảm nghèo, giải quyết việc làm. Trong đó, nhiều hộ gia đình chính sách đã tận dụng được nguồn vốn để phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động là con em, thân nhân người có công. Chính từ các hoạt động này đã xuất hiện nhiều gương thương binh làm kinh tế giỏi, hàng trăm mô hình kinh tế do thương binh làm chủ. Những con số trên cho thấy, chính những thương - bệnh binh bằng sự nỗ lực của mình đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của xã hội.

 

Không chỉ tiên phong trên trận tuyến kinh tế, những thương - bệnh binh hiện nay còn có những đóng góp không nhỏ xây dựng Đảng, chính quyền. Là Bí thư Đảng ủy phường Đồng Tiến nhưng với ông Trịnh Xuân Nguyên, CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” luôn có một ý nghĩa đặc biệt. Bởi là thương binh 2/4 với những mảnh đạn còn nằm trong phổi luôn hành hạ mỗi khi trái gió trở trời, ông vẫn luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”. Chính vì vậy, khi rời quân ngũ trở về, ngoài lao động để xây dựng kinh tế gia đình, ông còn tích cực tham gia các hoạt động của tổ dân phố. Cảm phục sự nỗ lực của ông, năm 1993, ông được bầu làm Tổ trưởng khu phố rồi Trưởng ban QS phường, năm 2005 làm Phó bí thư, năm 2010, ông trúng cử Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND  phường Đồng Tiến. Trên cương vị mới, ông Nguyên luôn xác định là người lính, người chiến sỹ trung thành với Đảng, tận tụy với dân. Chính vì vậy, Đảng bộ phường luôn nhận được sự tin tưởng của nhân dân. Tình hình an ninh ổn định, đời sống kinh tế ngày càng phát triển.

 

Tiên phong trên trận tuyến kinh tế, nhiệt tình tham gia công tác xã hội, những người lính thương binh, gia đình cách mạng sau khi ổn định cuộc sống đã tích cực tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp đỡ các gia đình khó khăn. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 20.000 thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam. Mang trong mình thương tật của chiến tranh nhưng chưa bao giờ những người lính chịu đầu hàng số phận, luôn lạc quan, yêu đời. Cùng với sự hỗ trợ của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của bản thân ngưới có công đã đạt được kết quả khả quan. Đó là hơn 85% số xã, phường, thị trấn không có hộ chính sách thuộc diện hộ nghèo, hơn 95% hộ gia đình chính sách có mức sống cao hơn mức trung bình của người dân nơi cư trú, hơn 90% người có công với cách mạng được công nhận danh hiệu “công dân gương mẫu”.

 

Chia sẻ về những thành tích này, ông Nguyễn Đức Cường cho biết thêm: Dù ở các cương vị khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng bản thân mỗi thương - bệnh binh, thân nhân gia đình người có công luôn nỗ lực hết mình để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt hơn. Họ thực sự là những tấm gương “Thương binh tàn nhưng không phế”.

 

 

                                                                                 Đinh Hoà

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục