Chiều 26-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Hà Nội được xây dựng trở thành đô thị xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, có bản sắc trên nền tảng phát triển bền vững.

 

Đô thị trung tâm phát triển đến đâu?
 


Ảnh: Xuân Chính
 
Đô thị trung tâm được phát triển từ khu vực nội đô về phía tây, nam đến đường Vành đai 4; về phía bắc đến khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. Cụ thể, khu vực từ Vành đai 2 đến sông Nhuệ là khu vực phát triển các khu đô thị mới, trung tâm văn hóa, dịch vụ-thương mại cấp thành phố có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại. Đây là khu vực chính thu hút dân từ nội đô lịch sử, đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ hiện đại, chỉnh trang kiến trúc một số khu dân cư và làng xóm ven đô trong quá trình mở rộng đô thị.
 
Dự báo dân số Hà Nội đến năm 2030 là khoảng 9-9,2 triệu người, trong đó khu vực nội đô là 4,6 triệu người, chỉ tiêu đất xây dựng dân dụng nội đô 60-65m2/người, khu vực mở rộng phía nam sông Hồng là 90-95m2/người, khu vực mở rộng phía bắc sông Hồng là 75-90m2/người. Dân số cơ học khu vực nội đô sẽ giảm từ 1,2 triệu người xuống 0,8 triệu người. Trong khi đó, khu vực phát triển từ Vành đai 2 đến sông Nhuệ có quy mô 0,85-0,90 triệu người, khu vực sông Nhuệ đến Vành đai 4 có 1,2-1,4 triệu người, khu vực bắc sông Hồng khoảng 1,7 triệu người.
Khu vực mở rộng từ sông Nhuệ đến Vành đai 4 gồm các chuỗi đô thị Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì được ngăn cách với khu vực nội đô lịch sử bằng vùng đệm vành đai xanh sông Nhuệ. Đây là khu vực phát triển dân cư mới, các trung tâm văn hóa, dịch vụ, thương mại, tài chính của vùng và quốc gia. Tại khu vực phía bắc sông Hồng, đô thị Long Biên, Gia Lâm, Yên Viên sẽ phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, y tế… gắn với công nghiệp công nghệ cao theo hướng QL5 và QL1. Đô thị Đông Anh phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, di tích Cổ Loa… Đồng thời hình thành khu thể thao mới, trung tâm triển lãm, thương mại và khu vui chơi giải trí của TP. Trong khi đó, đô thị Mê Linh phát triển dịch vụ và ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao gắn với dịch vụ hàng không, trung tâm trưng bày, hội chợ hoa và trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa-cây cảnh.

Làm sao bảo tồn phố cổ?

Khu vực nội đô lịch sử (Nam sông Hồng đến Vành đai 2), về cơ bản triển khai bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ, phố cũ, trùng tu, nâng cấp công trình cổ, công trình kiến trúc kiểu Pháp, tạo cảnh quan và không gian sống độc đáo. Các trung tâm công cộng, gồm trung tâm hành chính-chính trị quốc gia Ba Đình và trung tâm hành chính-chính trị TP khu vực hồ Hoàn Kiếm tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp. Đặc biệt, tại khu vực nội đô, sẽ cải tạo các khu chung cư cũ theo hướng không tăng mật độ xây dựng, mật độ dân số; tăng diện tích cây xanh và công trình hạ tầng xã hội. Các khu dân cư tự phát, nhà hình ống làm mất mỹ quan đô thị cũng được chỉnh trang; đồng thời tiếp tục điều chỉnh chức năng sử dụng đất, di dời cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo, y tế không phù hợp ra bên ngoài. Đô thị trung tâm bố trí trụ sở cơ quan trung ương, cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; các cơ sở thương mại, giao dịch, dịch vụ tài chính; các viện nghiên cứu đầu ngành; trụ sở các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn; các cơ sở đào tạo chất lượng cao có quy mô phù hợp.

 
Rà soát, di dời trụ sở một số cơ quan trung ương ra khu vực Mễ Trì, Tây Hồ Tây; ưu tiên vị trí tại Tây Hồ Tây bố trí thêm trụ sở các cơ quan trung ương làm việc. Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 30m2/người; xây mới các trục giao thông kết nối các đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh: Ngọc Hồi - Phú Xuyên, Hà Đông - Xuân Mai, Hồ Tây - Ba Vì, Tây Thăng Long, trục kinh tế Bắc - Nam, Lê Văn Lương kéo dài - Chúc Sơn… Xây mới 8 cầu, hầm vượt sông Hồng.
Phát triển 5 đô thị vệ tinh và vành đai xanh

Cùng với đô thị trung tâm, Hà Nội sẽ hình thành, phát triển các đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp, hoạt động độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm. Cụ thể, đô thị Hòa Lạc có chức năng khoa học-công nghệ và đào tạo, cơ sở trọng tâm là Đại học quốc gia Hà Nội và khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đô thị Sơn Tây có chức năng văn hóa, lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, trọng tâm là khu bảo tồn Thành cổ Sơn Tây và làng cổ Đường Lâm. Đô thị Xuân Mai có chức năng dịch vụ-công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; dịch vụ thương mại, đào tạo. Đô thị Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa… để di dời cơ sở công nghiệp từ nội đô cũ. Đô thị Sóc Sơn phát triển dịch vụ, khai thác tiềm năng cảng hàng không, hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh và vùng cảnh quan núi Sóc. Các thị trấn sẽ phát triển theo mô hình sinh thái mật độ thấp; khu vực ngoại thành hình thành vành đai xanh gắn với phát triển vùng rau, hoa, thực phẩm sạch…

Đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh và các thị trấn được kết nối bằng hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm và phân cách bằng hành lang xanh, có quy mô chiếm tới 70% diện tích tự nhiên.

Hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức các sự kiện của Thủ đô. Hành lang xanh gồm khu vực nông thôn, hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp… được bảo vệ nghiêm ngặt để trở thành khu hậu cần phục vụ đô thị, giữ gìn cảnh quan và bảo đảm môi trường sống. Trong khu vực nội đô, bổ sung phần đất di dời trụ sở, cơ sở sản xuất để nâng cấp không gian xanh; ưu tiên xây dựng công viên lịch sử Cổ Loa, công viên giải trí Hồ Tây, công viên sinh thái thể thao… bên cạnh hệ thống công viên hiện có kết nối liên hoàn với hệ thống cây xanh tự nhiên Sóc Sơn, Ba Vì, Hương Tích…
 
 
                                                                            Theo HaNoiMoi
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp ngài Đại sứ Nhật Bản.

Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công

(HBĐT) - Trải qua các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tỉnh ta là địa phương đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Toàn tỉnh hiện có trên 20.000 người có công với cách mạng, trong đó có 64 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 7 Anh hùng liệt sỹ, 5.800 liệt sỹ, 3.500 thương - bệnh binh, 2.400 người nhiễm chất độc hóa học.

250 ĐV-TN thắp nến tri ân tại nghĩa trang chiến dịch Hòa Bình

(HBĐT) - Tối 26/7, Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức lễ thắp nến tri ân nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh- liệt sĩ 27/7. Tại nghĩa trang chiến dịch Hoà Bình, 250 ĐV- TN đã thắp nến trên 306 mộ liệt sĩ tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tham dự lễ thắp nến tri ân có các đồng chí lãnh đạo Thành uỷ, UBND, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố.

Các TCCS Đảng ở Kim Bôi đổi mới phương thức sinh hoạt chi bộ

(HBĐT) - Đến nay, huyện Kim Bôi có 61 TCCS Đảng với 368 chi bộ, trong đó có 28 chi bộ cơ sở, 340 chi bộ trực thuộc Đảng ủy khối xã, thị trấn (riêng chi bộ thôn, xóm, tổ dân phố có 302).

Kiểm tra thực hiện QCDC tại huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 26/7, đoàn công tác của BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh đã làm việc với BCĐ thực hiện QCDC huyện Lạc Thủy về tình hình triển khai thực hiện QCDC trong các loại hình doanh nghiệp, đồng thời trực tiếp kiểm tra, khảo sát tại Công ty CP phát triển hạ tầng Phú Thành và Công ty CP Du lịch TH.

Lạc Sơn tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày thương binh- liệt sỹ”

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh - liệt sỹ, ngày 25/7, lãnh đạo huyện Lạc Sơn đã tham gia cùng đoàn công tác của Tỉnh đến thăm hỏi, động viên và tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Chiều tại xã Chí Đạo và bệnh binh ¼ Bùi Văn Giản tại TT Vụ Bản.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh đặt vòng hoa, dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ chiến dịch Hoà Bình

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh- liệt sĩ 27/7, sáng ngày 27/7, đoàn đại biểu lãnh đạo chủ chốt tỉnh do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ dẫn đầu đã đặt vòng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ chiến dịch Hoà Bình

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục