* Ông Đinh Tiến Dũng được giới thiệu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ngày 1-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình Quốc hội dự kiến cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ khóa XIII. Theo đó, Chính phủ khóa mới sẽ bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và 22 thủ trưởng các bộ và cơ quan ngang bộ. Các Phó Thủ tướng sẽ phụ trách các khối: kinh tế tổng hợp và chính sách phát triển nông thôn; kinh tế ngành và phát triển sản xuất; khoa học giáo dục và văn hóa xã hội; nội chính kiêm Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức gồm 18 bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế. 4 cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ. Ngoài ra, còn có 8 cơ quan thuộc Chính phủ nhưng không làm chức năng quản lý nhà nước.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày trước Quốc hội dự kiến cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ khóa XIII tại phiên họp sáng 1-8. Ảnh: Minh Điền |
Người đứng đầu Chính phủ giải trình thêm, trong nhiệm kỳ 4 năm vừa qua, Chính phủ khóa XII đã có một bước thay đổi về cơ cấu. Năm 2007, Quốc hội đã phê chuẩn việc sáp nhập một số bộ thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Sắp tới, Chính phủ sẽ khẩn trương điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ để quản lý tốt hơn, trong đó có các lĩnh vực như đất đai, khoáng sản, năng lượng, môi trường… nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm giải trình trước Quốc hội và nhân dân của các thành viên Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng đã trình bày với Quốc hội Báo cáo thẩm tra về Tờ trình nêu trên của Chính phủ. Báo cáo khẳng định, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành phương án cơ cấu tổ chức Chính phủ do Thủ tướng trình. “Sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét việc sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng như các luật tổ chức Chính phủ liên quan. Mọi thay đổi sẽ được xem xét sau khi tổng kết đánh giá toàn diện hoạt động cũng như sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 (dự kiến vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII). Vì vậy, chưa nên có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức Chính phủ trong nhiệm kỳ này”, ông Phan Trung Lý nhận định.
Tuy nhiên, UB Pháp luật đề nghị Chính phủ phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để tránh trùng lặp trong công việc giữa các thành viên Chính phủ, giữa các Phó Thủ tướng và các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Chính phủ khóa mới nên tiến hành rà soát hoạt động các cục, tổng cục để xem xét cơ quan nào không đáp ứng được yêu cầu công việc thì phải tổ chức sắp xếp lại.
Chính phủ khóa XII hiện có 5 Phó Thủ tướng, gồm: Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng phụ trách khối nội chính, đồng thời là Phó Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng phụ trách văn hóa, giáo dục, y tế Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành Hoàng Trung Hải. Có 22 bộ và cơ quan ngang bộ.
* Theo Tờ trình được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trình bày trước Quốc hội sáng 1-8, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình đã được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ vị trí Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ông Đinh Tiến Dũng sinh ngày 10-1961 tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là cử nhân kinh tế tài chính, thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Trước khi làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, ông Đinh Tiến Dũng đã từng kinh qua các chức vụ: Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Theo chương trình kỳ họp, hôm nay 2-8, Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Theo SGGP
Hôm nay (1/8), Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII bước vào ngày làm việc thứ 9. Theo Chương trình làm việc, buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ trình bày Tờ trình Quốc hội về nhân sự Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Phụ cấp ưu đãi cho công chức tại cơ sở y tế công lập, chế độ ưu đãi đối với người làm công tác cơ yếu; phạt nặng hành vi tuyển sinh sai quy định hoặc khai man chứng từ kế toán,...là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2011.
Là một trong những "binh chủng" quan trọng, đóng góp tích cực vào việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại chung của Đảng, Nhà nước, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên có vai trò nòng cốt trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước; tích cực vận động các đối tác, bạn bè quốc tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ, bảo vệ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
(HBĐT) - Những ngày tháng 7 này, QH khóa XIII họp kỳ 1 để bầu ra các chức danh của các cơ quan QH, Nhà nước, Chính phủ.
(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có 29 xã, thị trấn với khoảng 27.000 ĐV-TN. Đây là lực lượng trẻ, năng động, có tri thức và giữ vai trò nòng cốt trong phát triển KT-XH. Bởi vậy, Đảng bộ huyện coi phát triển Đảng trong ĐV-TN là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp ủy và tổ chức Đảng nhằm trẻ hoá đội ngũ cán bộ, đảm bảo sự kế thừa, phát triển của Đảng.
Tại phiên họp toàn thể chiều 29/7, Quốc hội đã bầu đủ 100% danh sách giới thiệu cơ quan Hội đồng dân tộc, các ủy ban và đoàn thư ký kỳ họp của Quốc hội.