CB, CC bộ phận “một cửa” xã Ngọc Lương (Yên Thủy) tận tình hướng dẫn người dân đến giao dịch.
(HBĐT) - Có dịp đến giải quyết hồ sơ hành chính tại phường, anh Nguyễn Văn Đạt ở tổ 3, phường Phương Lâm (TPHB) cảm thấy hài lòng về cách ứng xử cũng như thủ tục làm giấy khai sinh cho con. Lần đầu làm cha nên trước khi đến giao dịch tại bộ phận “một cửa”, anh đã tra cứu trên mạng internet các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Chỉ hơn 20 phút sau khi kê khai vào mẫu, anh đã được cầm tờ giấy khai sinh của con trên tay.
Chị Hà Thị Diễn, cán bộ tư pháp - hộ tịch của phường cho biết: Việc công khai trên mạng internet biểu mẫu về hộ tịch, người dân có thể dễ dàng tra cứu, tìm hiểu trước khi đến giao dịch nên họ đã nắm rõ các thủ tục cần thiết, do đó, giải quyết công việc nhanh chóng hơn. Tuy trụ sở bộ phận “một cửa” của phường khá chật hẹp nhưng được bố trí gọn gàng, ngăn nắp, có chỉ dẫn từng bộ phận cụ thể và niêm yết công khai các thủ tục cần thiết cũng như giá cả kèm theo. Ông Đỗ Ngọc Tân, Bí Thư Đảng ủy phường cho biết: Phương Lâm là đơn vị làm điểm về thực hiện Đề án 30. Là phường đông dân với trên 3.000 hộ và nhiều đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên việc thực hiện đơn giản hóa TTHC có ý nghĩa quan trọng, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Phường đã thành lập tổ công tác tiến hành thống kê các TTHC trên các lĩnh vực TN-MT, LĐ-TB&XH, xây dựng... Qua đó đã rà soát 138/198 TTHC, giảm 30% các thủ tục theo yêu cầu của Đề án. Phường đã kiến nghị bãi bỏ 30 thủ tục không cần thiết thuộc các lĩnh vực TN-MT, tư pháp - hộ tịch. Đồng thời, bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý tránh tình trạng đùn đẩy, ỷ lại trong công việc. Nhờ vậy đã tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp đến giao dịch.
Thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), tỉnh ta đã thành lập tổ công tác từ tỉnh đến cơ sở. 19 sở, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND 11 huyện, thành phố và 201 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã tập trung cao trong tổ chức thực hiện. Qua đánh giá của tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đơn giản hóa TTHC của tỉnh là 44,4%, vượt yêu cầu mức 30% chỉ tiêu Thủ tướng giao. Tỉnh đã công bố 1.125 TTHC. Trong đó, 685 thủ tục áp dụng tại các sở, ngành; 242 thủ tục áp dụng tại huyện, thành phố; 198 thủ tục áp dụng tại các xã, thị trấn. UBND tỉnh đã rà soát 276 TTHC, qua đó, 117 thủ tục kiến nghị sửa đổi, bổ sung; 100 thủ tục đề nghị bãi bỏ; 73 thủ tục đề nghị thay thế. Kết quả trên đã được công bố công khai trên website của UBND tỉnh và thiết lập trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Bộ TTHC được thống kê, công bố và rà soát, sửa đổi bước đầu đã tạo bước chuyển tích cực trong công tác CCHC với mục tiêu loại bỏ những thủ tục rườm rà, thiết lập cơ chế công khai, minh bạch và phát huy dân chủ, cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân.
Bà Hồ Thị Bạch Thắng, Phó phòng Kiểm soát TTHC (Văn phòng UBND tỉnh) cho biết: Ngay sau khi có hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh đã thành lập phòng Kiểm soát TTHC do Chánh văn phòng trực tiếp phụ trách. Văn phòng đã tham mưu cho UBND tỉnh ký QĐ số 515 ngày 7/4/2011 về việc ban hành kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC năm 2011 của tỉnh. Theo đó, trong năm 2011, tỉnh sẽ thực hiện 5 nhóm công việc chính: xây dựng năng lực nghiệp vụ kiểm soát TTHC; thực thi nghiêm túc giai đoạn 3 Đề án 30; nâng cao chất lượng các quy định về thực hiện TTHC; bảo đảm tính công khai, minh bạch và đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ kiểm soát TTHC; đẩy mạnh huy động cá nhân, tổ chức tham gia kiểm soát TTHC.
Tuy nhiên, trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình tổng thể CCHC Nhà nước tỉnh giai đoạn 2001 - 2010 và báo cáo số 308 của Tỉnh ủy về sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 18 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh CCHC đều chỉ rõ những hạn chế trong cải cách TTHC. Trong đó, nhấn mạnh: Việc công khai, minh bạch về TTHC ở một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ là điều kiện phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực; cơ chế “một cửa”, một cửa liên thông có nơi còn nặng hình thức, kém hiệu quả; cán bộ đôi lúc giải quyết công việc chậm so với quy định, sự phối hợp giữa các đơn vị chưa nhịp nhàng; một bộ phận công chức năng lực hạn chế, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ. Một trong những giải pháp được tỉnh đưa ra là phải nâng cao đạo đức công vụ, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, cơ chế thanh - kiểm tra công vụ; xử lý nghiêm những CB, CC thoái hóa, biến chất, nhũng nhiễu, vô trách nhiệm. Chú trọng thực hiện tốt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác CCHC. Xây dựng cơ chế nhằm tăng cường sự giám sát của nhân dân, doanh nghiệp với hoạt động của cơ quan Nhà nước. “Cải cách TTHC không phải là sửa đổi được bao nhiêu quy định mà cốt lõi là những sửa đổi này phải đi vào cuộc sống; giảm thiểu gánh nặng, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy trong hội nghị toàn quốc về cải cách TTHC vào tháng 7/2011.
Cẩm Lệ
Chiều 1/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp về xây dựng Đề án hỗ trợ nâng cao điều kiện an toàn nhà ở trong khu vực thường xuyên có lũ lụt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
* Ông Đinh Tiến Dũng được giới thiệu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ngày 1-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình Quốc hội dự kiến cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ khóa XIII. Theo đó, Chính phủ khóa mới sẽ bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và 22 thủ trưởng các bộ và cơ quan ngang bộ. Các Phó Thủ tướng sẽ phụ trách các khối: kinh tế tổng hợp và chính sách phát triển nông thôn; kinh tế ngành và phát triển sản xuất; khoa học giáo dục và văn hóa xã hội; nội chính kiêm Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng.
Sáng 1-8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật các cán bộ, công nhân viên cơ quan, nhân kỷ niệm 81 năm ngày truyền thống ngành tuyên giáo.
(HBĐT) - Tại phiên họp ngày 29/7, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã tiến hành bỏ phiếu bầu các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Dân tộc; Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên của mỗi Ủy ban của Quốc hội, Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội. Trong đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình có 4/6 đồng chí tham gia vào Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội gồm:
(HBĐT) - Từ khi ra đời đến nay, NHCSXH tỉnh được đánh giá là kênh dẫn vốn hiệu quả làm tốt công tác tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và đối tượng chính sách, giúp hàng nghìn hộ nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay để phát triển SX, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống, góp phần tích cực vào quá trình XĐ-GN của tỉnh. Trong đó, phải kể đến vai trò của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp thường xuyên sâu sát các hoạt động của NHCSXH để đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.
(HBĐT) - Thực hiện NQ hội nghị T.ư 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, từ năm 2008-2011, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, bổ sung và quy hoạch mới các quy hoạch ngành, lĩnh vực và xây dựng các DA, đề án phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; đã phê duyệt 12 DA quy hoạch ngành, lĩnh vực, gần 30 chương trình, đề án, DA phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi... nhiều chương trình, dự án đã phát huy hiệu quả thúc đẩy phát triển SX.