Ít có quốc gia, dân tộc nào có quan hệ truyền thống đặc biệt, đồng chí, anh em, thuỷ chung, trong sáng như Việt Nam và Lào. Mối quan hệ hữu nghị đó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế.

 

Trong những năm qua, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Lào đã không ngừng được đẩy mạnh, góp phần tạo nên thành tựu kinh tế- xã hội của hai nước. Sự thành công trong hợp tác kinh tế là một trong những động lực để thúc đẩy quan hệ song phương của hai nước tiếp tục phát triển ngày càng bền vững.

  

Nhiều văn bản hợp tác kihn tế Việt- Lào đã được ký kết (Ảnh: vov.vn) 


Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục duy trì là 1 trong 3 vị trí dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào với 252 dự án, tổng trị giá đầu tư 2,77 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều hai nước đạt gần 500 triệu USD và phấn đấu đến năm 2015 đạt kim ngạch thương mại 2 tỷ USD.

Số lượng dự án và vốn đầu tư đến từ Việt Nam đã tăng nhanh trong vài năm gần đây. Đặc biệt, trong hai năm 2008 và 2009, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Lào (cả về số dự án và số vốn cam kết đầu tư). Hiện 16/17 tỉnh của Lào đã có nhà đầu tư Việt Nam triển khai dự án trong các lĩnh vực công nghiệp, nông - lâm nghiệp, dịch vụ, du lịch, khách sạn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Nhiều văn bản thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và Lào đã được ký kết như: Chiến lược hợp tác giai đoạn 2011- 2020; Hiệp định hợp tác Việt nam giai đoạn 2011-2015 và Hiệp định hợp tác năm 2011… Về đối ngoại, Việt Nam và Lào luôn tích cực trao đổi thông tin, phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, hoạt động tại các diễn đàn đa phương ASEAN, ASEAN +3, Liên minh nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á- AIPA, Liên Hợp Quốc…

Một trong những thành công đáng chú ý là, trong giai đoạn 2001 – 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào có bước tăng trưởng khá. Năm 2007, kim ngạch đạt 104 triệu USD, tăng 11,9% so năm 2006. Về cơ cấu, mặt hàng Việt Nam xuất sang Lào gồm nhiều loại như: Mỳ ăn liền, sản phẩm gốm sứ, hàng dệt may, giày dép, dây cáp điện, sản phẩm điện tử, vi tính... Trong đó, các mặt hàng có kim ngạch lớn là hàng dệt may (đạt 7,5 triệu USD năm 2007), đồ nhựa (đạt gần 2 triệu USD) và giày dép (đạt 962.000 USD).

 

Nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Lào đã đến thăm Việt Nam, tô thắm thêm mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào  (Ảnh: MH) 



Trong giai đoạn 2008 – 2015, Lào được xác định là một trong những thị trường quan trọng của Việt Nam. Dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước đến năm 2015 đạt 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Lào sang Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 14,6%/năm cho cả giai đoạn 2011 – 2015; hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,5%/năm cho cả giai đoạn 2011 – 2015.

Việt Nam cũng giúp đỡ, tạo điều kiện cho Lào có đường ra biển để mở rộng hoạt động giao thương. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đa dạng và khá ổn định. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại đã được tăng cường. Hoạt động giao lưu giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục cũng không ngừng được đẩy mạnh.

Mới đây, hai nước đã ký kết Thoả thuận về Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật giai đoạn 2011-2020. Việc ký kết Thoả thuận này đã tạo điều kiện để hợp tác giữa hai nước phát triển lên tầm cao mới, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Tại buổi hội đàm với Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Thongsing Thammavong trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam từ ngày 28/2 - 2/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã từng nhấn mạnh: Trước sau như một, Việt Nam sẽ luôn dành ưu tiên cao cho việc phát triển quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam – Lào trên tất cả các lĩnh vực.

Có thể nói, hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Lào đã và đang đạt được nhiều thành công rực rỡ, góp phần tô thắm thêm tình hữu nghị, gắn bó keo sơn giữa hai nước. Hai nước đang phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỉ USD vào năm 2015.

Tuy đạt được kết quả đáng mừng, song hiện nay, không ít nhà đầu tư đến từ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đầu tư vào Lào, như: Thiếu thông tin, thiếu nhân lực để triển khai dự án, hay việc phải cần nhiều thời gian để giải quyết các thủ tục… Những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng tới kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước.

Để tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam- Lào, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Lào đạt 2 tỷ USD vào năm 2015, trong thời gian tới, hai bên cần ưu tiên và đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế; tăng cường xúc tiến thương mại; chú trọng thúc đẩy các khâu đột phá trong phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Lào….

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy hợp tác thương mại giữa các tỉnh biên giới hai nước. Hai Chính phủ, các bộ, ngành, lãnh đạo của các tỉnh biên giới hai nước cần xây dựng chính sách, cơ chế ưu đãi nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác này. Các tỉnh biên giới cần thường xuyên tổ chức các hoạt động hội chợ, giao thương doanh nghiệp giữa hai bên để tìm kiếm mọi cơ hội phát triển quan hệ thương mại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới hai nước…

 

                                                                              Theo Báo ĐCSVN

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nông dân xóm xã Hạ Bì tập trung chống dịch sâu cuốn lá nhỏ
Cán bộ bộ phận “một cửa” Chi cục thuế Lương Sơn kiểm tra thông tin người dân nộp thuế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ

Sáng 3-8, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Theo kết quả bỏ phiếu, Quốc hội đã phê chuẩn 4 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII gồm các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh.

Ra mắt Chính phủ khoá XIII

Thủ tướng cam kết xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện đồng bộ những giải pháp để xây dựng xã hội phồn vinh và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Đổi mới toàn diện việc đào tạo cán bộ của Đảng

Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cần tập trung nghiên cứu, đổi mới toàn diện chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; xác định đối tượng, xây dựng nội dung chương trình phù hợp và đáp ứng với yêu cầu mới.

Chiều nay, Chính phủ báo cáo Quốc hội về Biển Đông

Theo chương trình làm việc, chiều nay (4/8), Chính phủ sẽ trực tiếp báo cáo trước Quốc hội về tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây và chủ trương xử lý của Việt Nam.

Công bố quy hoạch xây dựng xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN Lạc Thịnh

(HBĐT) - Ngày 3/8, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã phối hợp với huyện Yên Thủy, Tập đoàn BTG Slovensko tổ chức công bố quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 KCN Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy. Dự buổi công bố có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng và huyện Yên Thủy.

Nâng cao hơn nữa chất lượng cải cách thủ tục hành chính

(HBĐT) - Có dịp đến giải quyết hồ sơ hành chính tại phường, anh Nguyễn Văn Đạt ở tổ 3, phường Phương Lâm (TPHB) cảm thấy hài lòng về cách ứng xử cũng như thủ tục làm giấy khai sinh cho con. Lần đầu làm cha nên trước khi đến giao dịch tại bộ phận “một cửa”, anh đã tra cứu trên mạng internet các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Chỉ hơn 20 phút sau khi kê khai vào mẫu, anh đã được cầm tờ giấy khai sinh của con trên tay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục