Theo chương trình làm việc, chiều nay (4/8), Chính phủ sẽ trực tiếp báo cáo trước Quốc hội về tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây và chủ trương xử lý của Việt Nam.
Trước đó, tiếp thu đề xuất của nhiều đại biểu cũng như ý kiến cử tri, Quốc hội đã đưa vào chương trình của kỳ họp đầu tiên nội dung Chính phủ gửi báo cáo về công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự vùng biển đảo, nhất là những vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông vì đây là vấn đề đang được dư luận xã hội và nhân dân cả nước quan tâm.
Thủ tướng đã giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan, chuẩn bị báo cáo tình hình Biển Đông để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.
Theo chương trình nghị sự, Quốc hội không có nội dung thảo luận riêng về Biển Đông, nhưng các đại biểu có thể nêu ý kiến tại các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội. Việc có ra nghị quyết hay không cũng phụ thuộc vào đề xuất của đại biểu.
Quốc hội không có nội dung thảo luận riêng về Biển Đông, nhưng các đại biểu có thể nêu ý kiến tại các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngay sau khi nhậm chức đã bày tỏ khi tới chương trình Quốc hội bàn về Biển Đông, ông sẽ thể hiện thái độ của mình với tư cách đại biểu. "Các bạn cứ yên tâm một điều là lúc đó tôi sẽ có trao đổi về vấn đề Biển Đông", ông Sang nói khi trò chuyện bên lề với báo chí.
Trước đó, phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước đã nhấn mạnh "vấn đề chủ quyền biển đảo với bất cứ quốc gia nào cũng là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Bất cứ quốc gia nào dù to, nhỏ cũng đều có nhận thức chung như vậy".
Thủ tướng tái đắc cử Nguyễn Tấn Dũng sáng qua cũng đã cam kết "triển khai kiên định và đồng bộ các biện pháp để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, chủ động ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch".
Về phần mình, ngay sau khi được Quốc hội thông qua để trở thành tân Bộ trưởng Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh cũng bày tỏ quan điểm: "Chủ quyền là vấn đề thiêng liêng của đất nước, là lợi ích của dân tộc... Trong giải quyết vấn đề Biển Đông, chúng ta thừa nhận là có những tranh chấp, phải giải quyết thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở Công ước quốc tế về luật biển cũng như tuyên bố các bên về Biển Đông, tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử và quan trọng nhất là đảm bảo tính chủ quyền".
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh thì khẳng định nguyên tắc bảo vệ bằng nội lực dân tộc cộng sức mạnh thời đại, trong đó sức mạnh thời đại chính là sự ủng hộ chính nghĩa, cái đúng.
Ông Thanh nhấn mạnh yêu cầu "chủ động cung cấp thông tin minh bạch chính xác để thế giới biết ai đúng, ai sai để họ có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa chứ không phải chúng ta lôi kéo, tập hợp lực lượng để chống lại hay đối trọng với các nước khác".
Những căng thẳng trên Biển Đông thời gian gần đây thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân cả nước và bạn bè thế giới. Tổng hợp ý kiến cử tri trước kỳ họp cho thấy, cử tri và nhân dân rất bất bình với việc gần đây một số tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước ta, gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Báo cáo tình tình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm trước Quốc hội tại phiên khai mạc hôm 21/7, ông Nguyễn Sinh Hùng khi đó còn là Phó Thủ tướng thường trực cho biết Chính phủ đã thực hiện nhất quán chủ trương đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tình hình phức tạp trên Biển Đông, cũng như chủ động, tích cực đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước trong khu vực và trên thế giới, các diễn đàn quốc phòng - an ninh khu vực và tiếp xúc song phương, đa phương.
Một trong những nhiệm vụ 6 tháng cuối năm là bảo đảm nguồn lực để tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên các vùng biển, đảo - ông Hùng nhấn mạnh.
Theo Vietnamnet
(HBĐT) - Để QCDC ở cơ sở đi vào cuộc sống, huyện Lương Sơn đã thành lập BCĐ từ huyện đến xã, thị trấn và các DN. BCĐ đã hướng dẫn các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, cơ quan hành chính sự nghiệp, DNNN tổ chức tốt việc học tập, quán triệt các chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị định của Chính phủ và nội dung QCDC cho cán bộ, đảng viên, CNVC và nhân dân trong toàn huyện một cách đồng bộ.
(HBĐT) - Chiều 2/8/2011, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn dầu đoàn công tác kiểm tra tình hình đảm bảo giao thông trên đường 12B và quốc lộ 21. Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở Tài chính, GT-VT, Đoạn quản lý đường bộ 2, BQL dự án Giao thông 1, Giao thông 2 (Sở GT-VT) và các nhà thầu xây dựng đường 12B, quốc lộ 21 và Dự án hoàn trả đường Hồ Chí Minh.
Chiều 1/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp về xây dựng Đề án hỗ trợ nâng cao điều kiện an toàn nhà ở trong khu vực thường xuyên có lũ lụt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
* Ông Đinh Tiến Dũng được giới thiệu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ngày 1-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình Quốc hội dự kiến cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ khóa XIII. Theo đó, Chính phủ khóa mới sẽ bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và 22 thủ trưởng các bộ và cơ quan ngang bộ. Các Phó Thủ tướng sẽ phụ trách các khối: kinh tế tổng hợp và chính sách phát triển nông thôn; kinh tế ngành và phát triển sản xuất; khoa học giáo dục và văn hóa xã hội; nội chính kiêm Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng.
Sáng 1-8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật các cán bộ, công nhân viên cơ quan, nhân kỷ niệm 81 năm ngày truyền thống ngành tuyên giáo.
(HBĐT) - Tại phiên họp ngày 29/7, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã tiến hành bỏ phiếu bầu các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Dân tộc; Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên của mỗi Ủy ban của Quốc hội, Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội. Trong đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình có 4/6 đồng chí tham gia vào Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội gồm: