CCB Đào Ngọc Phúc hướng dẫn tỉ mỉ công việc cho thợ học việc tại xưởng mộc của gia đình.
(HBĐT) - Trong những ngày cả nước đang hướng tới các hoạt động sẻ chia cùng các nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC), chúng tôi có dịp đến thăm những nạn nhân mang trong mình di chứng chất độc da cam ở TP Hòa Bình. Vượt lên nỗi đau của “vết thương chiến tranh”, những người CCB đã tiếp tục khẳng định được phẩm chất của người lính trong thời bình là vươn lên làm giàu cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều người có cùng hoàn cảnh.
Đón tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, CCB Đào Ngọc Phúc, tổ 14, phường Phương Lâm nhớ lại những ngày tháng đã qua với bao vất vả để gây dựng nên xưởng mộc, thêu ren của gia đình hôm nay. ông kể: Khi rời quân ngũ trở về địa phương năm 1975, ông cũng như bao gia đình khác lúc đó đều rất khó khăn về kinh tế. ông lại còn bị thương 2 lần, tuy không nặng nhưng mỗi lần trái gió, trở trời, cơ thể lại khó chịu, mệt mỏi. Lúc này, ông tham gia công tác tại HTX TTCN Thuận Hòa. Nhưng do kinh doanh gặp nhiều khó khăn, năm 1986, HTX giải thể. ông nảy ra ý tưởng khôi phục nghề mộc truyền thống, mở xưởng mộc kinh doanh tại gia. Công việc mở xưởng cũng không hề đơn giản, nào là thiếu vốn, đào tạo thợ cho xưởng... ông Phúc đã vận động người nhà, con em đồng đội cũ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên chưa có việc làm đi học nghề. Mọi việc tạm suôn sẻ, xưởng mộc hoạt động bắt đầu có lãi thì năm 1996, khi Nhà nước có lệnh đóng cửa rừng, thủy điện Hòa Bình hình thành, xưởng mộc của ông lại khó khăn về nguyên liệu. Sản phẩm khó tiêu thụ.
ông lại phải tính chuyện chuyển hướng học thêm nghề điêu khắc, khảm trai, làm đồ thờ, nghề thêu ren. ông cùng nhóm thợ về Chương Mỹ (Hà Nội) học nghề. Công việc của ông bắt đầu chuyển hướng có hiệu quả. Sản phẩm làm ra đều tiêu thụ hết. Có thời điểm, công nhân làm cho các xưởng của gia đình ông lên tới 400 thợ lành nghề. Hiện nay, thu nhập bình quân của thợ chính, lành nghề của xưởng ông là 4,5 triệu đồng/tháng, thợ làm lương thấp nhất là 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập của gia đình ông mỗi năm hàng tỷ đồng.
Cũng như ông Phúc, thương binh 4/4 Nguyễn Ngọc Tuấn, tổ 26, phường Đồng Tiến cũng khiến nhiều người cảm phục bởi tinh thần vượt khó của ông. 5 năm trong chiến trường, trở về địa phương, ông đối mặt với vô vàn khó khăn: căn bệnh sốt rét hành hạ, kinh tế gia đình khó khăn, trải qua đủ nghề để sống rồi ông đã trụ lại với nghề sản xuất tăm mành. ông cho biết: Nhận thấy Hòa Bình có vùng nguyên liệu về tre luồng phong phú cộng với đây là nghề truyền thống của quê vợ ông nên ông đã mạnh dạn mở cơ sở sản xuất tăm mành, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần giải quyết việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn như mình... Nhờ chịu khó làm ăn, đến nay, cơ sở sản xuất tăm mành của ông Tuấn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động ở các xã vùng sâu, xa các huyện: Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai Châu. Đặc biệt, hiện nay có 4 lao động trực tiếp tại xưởng của gia đình ông là con em thương binh, gia đình NNCĐDC.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Đức Dậu, xóm Mát, xã Dân Chủ. Chủ nhân của ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp với khuôn viên xanh mướt của cây trồng này là một CCB đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. ông Dậu cho biết: Suốt cuộc đời được sống, chiến đấu, lao động - sản xuất đó là trách nhiệm và cũng là hạnh phúc của ông. Hiện nay, tuy sức yếu, tuổi cao cùng những ảnh hưởng của CĐDC nhưng ông Dậu vẫn cùng gia đình, con cháu hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Hiện ông đang trồng, chăm sóc hơn 3 ha rừng và quản lý gần 20 ha rừng phòng hộ.
Những nạn nhân mang trong mình di chứng CĐDC ở TP Hòa Bình như ông Phúc, ông Tuấn và ông Dậu vượt lên nỗi đau kiên cường trước những thử thách của cuộc sống mới là tấm gương sáng ngời đáng để cho thế hệ trẻ noi theo.
Hồng Duyên
Ít có quốc gia, dân tộc nào có quan hệ truyền thống đặc biệt, đồng chí, anh em, thuỷ chung, trong sáng như Việt Nam và Lào. Mối quan hệ hữu nghị đó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế.
Ngày 4/8/2011, buổi sáng, Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.
(HBĐT) - Trong khoảng 1 tuần qua, nhiều diện tích đồng ruộng huyện Kim Bôi bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, thêm vào đó là tập đoàn rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ hoành hành. Với hiện tượng nhiễm tương đối toàn diện, ruộng nhiễm nặng ở các xã: Vĩnh Đồng, Hợp Đồng, Hạ Bì, Kim Bình, Nam Thượng, Kim Bôi, Kim Tiến, Kim Sơn và Nông Dăm…, sâu cuốn lá nhỏ đã bùng phát thành dịch. Nguyên nhân do vụ xuân thu hoạch muộn nên vụ mùa có tính chất gối vụ, rầy, sâu cuốn lá nhỏ chuyển nguồn từ vụ xuân sang đẻ trứng và gây hại ngay trên mạ và lúa mới cấy.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Tiến Việt, Chi cục trưởng Chi cục Thuế Lương Sơn cho biết: Hiện nay, Chi cục có 44 CB-CNV ở 8 đội thuế, trong đó có 28 đảng viên. Thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chi bộ Chi cục Thuế đã tổ chức thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch thực hiện CVĐ, tổ chức cho cán bộ đảng viên quán triệt, học tập các chuyên đề về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác.
Sáng 3/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thay mặt Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII đã có bài phát biểu nhậm chức.
Sáng 3-8, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Theo kết quả bỏ phiếu, Quốc hội đã phê chuẩn 4 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII gồm các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh.