Đường phố Hòa Bình rực rỡ cờ, hoa trong ngày lễ lớn.

Đường phố Hòa Bình rực rỡ cờ, hoa trong ngày lễ lớn.

(HBĐT) - Thời tiết dường như cũng chiều lòng người, sau những ngày mưa ròng rã, đến ngày chính thức diễn ra các sự kiện chào mừng Lễ kỷ niệm và lễ hội của tỉnh, người dân xứ Mường Hòa Bình rộn ràng chào đón ngày lễ lớn của tỉnh.

 

Đâu đâu cũng bắt gặp những ánh mắt, nụ cười dạng ngời tràn đầy hạnh phúc. Khắp các trục đường, từ trung tâm tỉnh lỵ đến các xóm bản vùng sâu, vùng cao đều rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích chào mừng sự kiện chính trị, văn hóa lớn của quê hương Hòa Bình anh hùng: Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011.  

Kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011 diễn ra trong niềm vui, niềm tự hào, phấn khởi khi tỉnh nhà và đất nước ngày càng phát triển, đời sống của mọi người, mọi nhà ngày càng thịnh vượng. Trước ngày hội lớn, khí thế thi đua sôi nổi của cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh lan tỏa từ nhà máy đến công trường, trên đồng ruộng, trong trường học đến công sở. Tất cả đều đem hết sức lực, trí tuệ để mong được góp phần vào những bước đi lên của tỉnh nhà. Cùng với phong trào thi đua lập thành tích chào mừng 125 năm thành lập tỉnh, các cuộc thi đọc sách báo và tìm hiểu lịch sử 125 tỉnh đã cuốn hút hàng chục nghìn người tham gia.

 

“Chưa bao giờ thành phố Hòa Bình uy nghi, lộng lẫy, phong quang, sạch đẹp như những ngày này”  - nhận xét đó không chỉ của những du khách từ phương xa tới mà là cảm nhận của chính những người đang làm ăn, sinh sống trên thành phố trẻ. Lễ kỷ niệm và lễ hội của tỉnh được tổ chức với rất nhiều hoạt động nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh, bảo vệ và xây dựng quê hương từ khi thành lập, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh đến nay với những thành tựu phát triển KT-XH, củng cố QP-AN trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước của Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc Hòa Bình. Dù đã bước sang tuổi 88, sáng 1/10, cụ Trịnh Quốc Trà ở phường Đồng Tiến (TPHB) cán bộ lão thành cách mạng, đảng viên 64 năm tuổi Đảng vẫn bảo con cháu đưa đến khu triển lãm thành tựu KT-XH và khu trưng bày hiện vật bảo tàng tại khu vực đường Hòa Bình và Cung văn hóa tỉnh. Cụ Trà phấn khởi nói: Được tham quan, tìm hiểu hơn 400 hiện vật, tư liệu do Bảo tàng Hòa Bình trưng bày và 30 gian hàng của các sở, ngành, doanh nghiệp, tôi được sống lại cùng quá khứ hào hùng, thấy rõ được những bước tiến triển mạnh mẽ của tỉnh nhà. Càng tự hào hơn với nền văn hóa Hòa Bình và tin tưởng xứ Mường Hòa Bình sẽ tiếp tục phát triển trong sự nghiệp đổi mới.

 

Lễ kỷ niệm và lễ hội của tỉnh nhằm tiếp tục thực hiện  chủ trương “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sác dân tộc”. Tôn vinh gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, nhất là tôn vinh bản sắc “Không gian văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường Hòa Bình” để giới thiệu văn hóa Hòa Bình với bạn bè trong nước và quốc tế. Sáng 1/10, hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đến với khu trưng bày hiện vật bảo tàng và hội trại văn hóa ẩm thực. Chị Đặng Thị Hải ở Khâm Thiên - Đống đa Hà Nội bày tỏ: Qua thông tin trên báo chí, tôi được biết tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ kỷ niệm và Lễ hội và quyết định cùng người thân lên Hòa Bình trong những ngày nghỉ cuối tuần. Quả là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, hôm nay thời tiết đã tạnh ráo, tôi tò mò và hồi hộp chờ đợi man trình tầu cồng chiêng và màn diều hành cồng chiêng đường phố. Đến đây, tôi cảm nhận văn hóa Hòa Bình nói chung và văn hóa dân tộc Mường nói riêng thật đậm đà, đầy bản sắc và hết sức phong phú hấp dẫn. Tôi tin tưởng đây là dịp để tỉnh Hòa Bình tiếp tục  tăng cường sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

 

Hòa Bình là vùng đất có nhiều tiềm năng về du lịch. Đó là nền văn hóa Hòa Bình, bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em, các di tích văn hóa lịch sử, các cảnh quan do thiên nhiên ban tặng. Sáng 1/10, tại khách sạn AP plaza  đã khai mạc hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch với sự tham dự các đồng chí lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo một số Bộ, ngành T.Ư, đại diện các tập đoàn, các tổ chức quốc tế cùng lãnh đạo các sở, ngành và Hiệp hội Du lịch.

 

Trước ngày chính thức khai mạc Lễ kỷ niệm và lễ hội, chiều 30/9 các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Ban tổ chức, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học T.Ư, các tỉnh và địa phương đã hội tụ tại hội trường VIP Cung văn hóa tỉnh  tham gia hội thảo khoa học về đề tài có rất nhiều ý nghĩa: “Bảo tồn phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng”. Nghệ sỹ ưu tú Bùi Chí Thanh phấn khởi cho biết: Lễ hội văn hóa cồng chiêng và hội thảo khoa học về bảo tồn phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng là dịp để tỉnh ta quảng bá hình ảnh văn hóa Mường Hòa Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời, tôn vinh, bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng. Qua đó, để người dân các địa phương gần nhau hơn để cùng tìm hiểu, trao đổi về loại hình nhạc cụ “Vật báu hồn thiêng” độc đáo của dân tộc mình.

 

Trong ngày lễ lớn, mỗi chúng ta đều ghi nhớ công lao của Đảng vĩ đại đứng đầu là Bác Hồ kính yêu, của những người đã hy sinh cuộc đời mình cho cuộc sống hòa bình hôm nay. Đã trở thành một nét đẹp trong nếp sống, nếp sinh hoạt của người dân Hòa Bình, trước ngày khai mạc Lễ kỷ niệm và lễ hội, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh lại lên Tượng đài Bác Hồ kính yêu trân trọng dâng hương báo công với Bác. Người Cha già của dân tộc thật ấm lòng sau hơn một thế kỷ, diện mạo, vóc dáng của tỉnh Hòa Bình đã không ngừng đổi thay. Bộ mặt thành thị, nông thôn từng bước được đầu tư cải tạo, nâng cấp khang trang. Trước anh linh của Người, thế hệ con cháu của tỉnh Hòa Bình vững tin với lời hứa tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, đồng tâm để đưa tỉnh Hòa Bình bước sang thời kỳ phát triển toàn diện, cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên CNXH. Xứng đáng là cửa ngõ hội tụ, giao lưu văn hóa - kinh tế của vùng Tây Bắc và của thủ đô Hà Nội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Sáng nay, ngày 2/10, tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập, 20 năm ngày tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hòa Bình tự hào đón nhận phần thưởng cao quý Huân chương Hồ Chí Minh. Đó là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước với những công lao to lớn và những thành tích xuất sắc, góp phần vào sự nghiệp của Đảng và dân tộc trong chặng đường 125 năm xây dựng, phát triển, nhất là sau 20 năm tái lập tỉnh. Đây là nguồn động viên, khích lệ để xứ Mường Hòa Bình tiếp tục cất cánh vươn lên trong sự nghiệp đổi mới.

 

                                                                        

                                              Đức Phượng    

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục