Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chiều 5/11, tại Hà Nội, sau hai ngày họp và thảo luận sôi nổi, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã thành công tốt đẹp.

 Qua 8 phiên với 31 tham luận và hơn 70 ý kiến thảo luận, gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế đã trao đổi về các chủ đề liên quan đến tầm quan trọng của Biển Đông trên thế giới và trong khu vực, lợi ích của các bên liên quan, những diễn biến gần đây ở Biển Đông, các khía cạnh pháp lý quốc tế của tranh chấp và nỗ lực của các bên liên quan nhằm giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột, cũng như những phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông.

Đặc biệt, năm nay Hội thảo còn dành hẳn một phiên cuối để thảo luận tự do về một số vấn đề mà các học giả và đại biểu cùng quan tâm.

 Về tầm quan trọng của Biển Đông, các học giả cho rằng với các giá trị kinh tế tiềm năng, với các tuyến thương mại hàng hải quan trọng, vùng biển này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông, mà còn quan trọng với cả các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Một môi trường hòa bình, ổn định tại Biển Đông có tác dụng tích cực đối với việc mở rộng giao lưu về văn hóa, xã hội, thúc đẩy liên kết thương mại, kinh tế và chính trị giữa các nước trong và ngoài khu vực.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giữ gìn an ninh biển, bảo đảm tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông góp phần không nhỏ trong việc xây dựng an ninh châu Á-Thái Bình Dương và rộng hơn là trên toàn thế giới. Ngoài ra, hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ…có thể giữ vai trò tích cực trong việc bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực, phù hợp với nhu cầu phát triển cấp thiết của các nước ASEAN.

Về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, các đại biểu và học giả đều có chung nhận định rằng vấn đề Biển Đông đang phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn, do các bên liên quan chưa thực sự tìm được tiếng nói chung trong cách thức giải quyết những bất đồng. Việc các nước tham gia tranh chấp tăng cường mua sắm trang thiết bị quân sự, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội cũng là một trong những nguyên nhân khiến căng thẳng trên vùng biển này leo thang.

Nhiều ý kiến cho rằng, các hành vi đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử được công nhận rộng rãi ở khu vực và quốc tế là không có lợi cho từng bên liên quan đến tranh chấp nói riêng và tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông nói chung.

Về khía cạnh pháp lý quốc tế, các đại biểu nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật biển Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS) trong việc kiềm chế và quản lý các mối đe dọa đối với an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông, cụ thể là UNCLOS có thể được áp dụng nhằm làm sáng tỏ yêu sách chủ quyền của các bên tranh chấp, từ đó hạn chế việc chiếm giữ và xây dựng các công trình nhân tạo trên một số bãi chìm, nửa nổi nửa chìm.

Ngoài ra, việc áp dụng đúng đắn các quy định của UNCLOS sẽ tạo cơ sở hợp pháp cho yêu sách vùng biển của các bên. Các yêu sách về vùng biển dựa trên cơ sở lịch sử là không phù hợp với quy định của UNCLOS. Việc giải thích và áp dụng đúng đắn UNCLOS sẽ giúp kiềm chế và kiểm soát các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải trong Biển Đông.

UNCLOS cần phải được các bên liên quan đến tranh chấp coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mình; là cơ sở quan trọng nhất của các cuộc thảo luận và do đó, các bên cần tuân thủ nghiêm chỉnh UCLOS trong các hành vi đối nội và đối ngoại liên quan đến Biển Đông.

Các học giả cũng thảo luận về nỗ lực của các nước liên quan trực tiếp và của khối ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột trên Biển Đông. Một số ý kiến cho rằng để thực hiện được khai thác chung thì trước hết cần phải làm rõ vùng nào có thể khai thác chung.

Một số học giả khác lại đề cập đến vai trò của Tòa trọng tài hoặc ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về Luật biển trong xử lý các vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến Biển Đông, như xem xét các yêu sách hay các hành động đơn phương của bất cứ bên yêu sách nào có phù hợp với UNCLOS và với luật biển quốc tế hay không. Nhiều ý kiến cho rằng, cần thúc đẩy vai trò lớn hơn của ASEAN trong việc quản lý tranh chấp ở Biển Đông.

Dựa trên kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp biển của nhiều nước trên thế giới, các đại biểu và học giả đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông, trong đó đáng chú ý là các sáng kiến về xây dựng một cơ chế quản lý nghề cá ở cấp khu vực và kiểm soát ô nhiễm biển thực sự hiệu quả, thiết lập một mạng lưới các khu bảo tồn biển song phương hoặc đa phương như một giải pháp thay thế cho lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương hiện nay...

Các học giả cũng nhất trí rằng để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình, trong thời gian tới các bên liên quan cần kiên trì đàm phán, tăng cường đối thoại trên tinh thần hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế các hành động bạo lực, cũng như cần minh bạch hóa các yêu sách chủ quyền về biển đảo.

Việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các nước yêu sách để tạo môi trường hòa bình, ổn định, và khuyến khích các bên hợp tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông một cách hòa bình. Hội thảo diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất; nội dung thảo luận có nhiều điểm mới, thú vị và là một nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan tới vấn đề Biển Đông./.

 

                                                                     Theo TTXVN


Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Minh Quang, UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ thăm hỏi, động viên bà con nhân dân xóm Trang Giữa 1 trong Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc.
Lãnh đạo Ban Quản lý KCN tỉnh giới thiệu về môi trường đầu tư tại tỉnh Hòa Bình và KCN Lương Sơn.
Lãnh đạo Học viện trao bằng khen cho 11 đồng chí có thành tích xuất sắc trong học tập.

Phường Hữu Nghị: yếu tố con người quyết định trong cải cách hành chính

(HBĐT) - Cải cách hành chính nói chung và giao dịch “một cửa” nói riêng với mục đích giảm thiểu tối đa những thủ tục rườm rà, không cần thiết, gây mất thời gian, tiền bạc của nhân dân.

Các chính sách sửa đổi phải mang lại lợi ích thực sự cho người lao động

Chiều 4/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe trình bày các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền; Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều khiển phiên họp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam

Chiều 4/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Pra-ti-ba Mê-ta (Pratibha Mehta), Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam tới trình Thư ủy nhiệm của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun (Ban Ki-moon).

Khai mạc hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông

Sáng 4/11, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã khai mạc tại Hà Nội.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Tâm

(HBĐT) - Ngày 4/11, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đã kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Cùng đi có lãnh đạo MTTQ tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các sở: NN&PTNT, KH&ĐT, Tài Chính, Xây dựng, Văn phòng Tỉnh ủy, Hội Nông dân và huyện Lạc Thủy.

Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại Cục thuế

(HBĐT) - Ngày 4/11, đoàn công tác của HĐND tỉnh do đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát tại Cục Thuế tỉnh. Cùng tham gia đoàn có các đồng chí: Hoàng Thanh Mịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh); Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế (HĐND tỉnh), cùng các sở, ban, ngành của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục