Các đại biểu QH bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết.
(Ảnh minh họa)

Các đại biểu QH bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Ảnh minh họa)

Chiều 14/11, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2012, với tỷ lệ 82,4% số phiếu tán thành.

 

Nghị quyết nêu rõ: Tổng số thu cân đối ngân sách trung ương năm 2012 là 493.675 tỷ đồng. Tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 269.225 tỷ đồng.

Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương năm 2012 là 633.875 tỷ đồng, trong đó có 151.633 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (chưa bao gồm khoản 820 tỷ đồng hỗ trợ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch và 2.097 tỷ đồng hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách cho từng địa phương quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị quyết này).

Cụ thể, dự toán chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển là 526.132 tỷ đồng; chi trả nợ và viện trợ là 100.000 tỷ đồng; chi phát triển các sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính là 277.132 tỷ đồng; chi thực hiện cải cách tiền lương là 43.300 tỷ đồng và chi các khoản khác.

Đồng thời, Quốc hội giao Chính phủ triển khai giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách và mức phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành, các cơ quan ở Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Về hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách của địa phương, Ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, chỉ cân đối được ngân sách địa phương từ 50% trở xuống, ưu tiên các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; hỗ trợ đầu tư các dự án, công trình theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; trên cơ sở các tiêu chí này, Chính phủ rà soát, xây dựng phương án phân bổ 2.097 tỷ đồng vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản cho từng địa phương, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước ngày 31/12/2011.

Cũng trong chiều nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giáo dục đại học (GDĐH). Nhiều đại biểu cho rằng dự thảo Luật chưa thể chế hóa rõ ràng một số chủ trương, chính sách lớn, chưa giải quyết thấu đáo, triệt để một số vấn đề quan trọng như phân tầng các cơ sở GDĐH, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDĐH, cơ chế, chính sách đối với các cơ sở GDĐH tư thục phi lợi nhuận và vì lợi nhuận hợp lý… Nhiều đại biểu cũng cho rằng dự thảo Luật GDĐH chưa xử lý tốt mối quan hệ giữa Luật Giáo dục hiện hành (luật chung) và Luật GDĐH (luật chuyên ngành)…

Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) đề nghị trong Luật GDĐH cần quy định chi tiết hơn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các trường đại học. Cần giao quyền tự chủ, nhưng phải thanh kiểm tra giám sát và có chế tài rõ ràng, cụ thể.

Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (Long An) cho rằng cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo 3 loại hình là công lập, tư thục, 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng Luật chỉ tập trung ưu tiên khối các trường đại học công lập. Theo đại biểu, Ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung trợ cấp tiền cho sinh viên học giỏi ở cả hệ thống các trường công lập và ngoài công lập và cho sinh viên cử tuyển, không nên trợ cấp dàn trải cho sinh viên đại trà, mặt khác số tiền đó nên đầu tư cho phổ cập giáo dục cấp phổ thông.

Đại biểu Lê Văn Học (Lâm Đồng) cho rằng cần phải làm rõ khái niệm “đại học” và “trường đại học”. Mặt khác, nguyên tắc giao quyền tự chủ như trong Luật rất khó thực hiện, điều đó sẽ dẫn đến cơ chế xin cho quyền tự chủ. Do vậy, đại biểu có ý kiến các trường đại học được thành lập trước năm 2000 thì nên giao luôn quyền tự chủ trước khi ra Luật, vì khi Luật GDĐH ra đời, chờ văn bản hướng dẫn thì sẽ lâu, trong khi vấn đề đổi mới đang đòi hỏi cấp bách.

Về Hội đồng trường quy định trong Luật, nhiều đại biểu tại phiên thảo luận đồng tình cần cụ thể hơn cơ cấu, thành phần, chức năng, quy chế hoạt động. Chủ tịch Hội đồng trường không thể là hiệu trưởng vì một trong những chức năng của Hội đồng trường là đánh giá hiệu trưởng trường, như vậy là không khách quan.

Sáng mai 15/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật phòng, chống rửa tiền./.

 

                                                                        Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục