Nhờ nguồn vốn của Chương trình 135, trường tiểu học Đông Phong đã được đầu tư nâng cấp và xây mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Nhờ nguồn vốn của Chương trình 135, trường tiểu học Đông Phong đã được đầu tư nâng cấp và xây mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

(HBĐT) - Cao Phong hiện có 3 xã và 14 xóm thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Để nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn, huyện đã chủ động triển khai có hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn, góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc.

 

Chị Phạm Thị Loan, Phó phòng Dân tộc huyện Cao Phong cho biết: Với những đặc thù như dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn là người dân tộc thiểu số, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT-XH ở Cao Phong nói chung, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng. Chương trình 135 có 4 hợp phần quan trọng là dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức pháp luật. Huyện nhận định đây chính là cơ hội để người dân từng bước thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời cải thiện nâng cao đời sống cho vùng đồng bào dân tộc, thực hiện nhanh công tác xóa đói - giảm nghèo. Tuy nhiên, chương trình cũng đặt ra những khách thức không nhỏ bởi hầu hết các dự án đều trực tiếp đưa về cho xã làm chủ đầu tư, như vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ xã có trình độ, năng động trong quản lý, điều hành.

 

Nhận thức được điều đó, huyện đã kịp thời chỉ đạo các xã trong chương trình thành lập Ban quản lý và ban giám sát chương trình bao gồm các thành phần ban, ngành, đoàn thể và đảm bảo các hợp phần được thực hiện hiệu quả. Đồng thời, chủ động đưa cán bộ cơ sở, đặc biệt là cán bộ xã đi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý dự án, phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Từ năm 2006 đến nay đã có 1.457 lượt cán bộ, nhân dân được tham gia đào tạo, trong đó có 437 người được đào tạo về nghiệp vụ quản lý dự án và hơn 1.000 đối tượng được tập huấn về phát triển sản xuất.

 

Với những hợp phần hỗ trợ trực tiếp và hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, một trong những khó khăn đặt ra là làm sao để các đối tượng thụ hưởng đảm bảo đúng theo quy định, tránh sự thiệt thòi và các công trình xây dựng phù hợp, phát huy được hiệu quả tránh lãng phí. Huyện đã tập trung chỉ đạo để khi tổ chức thực hiện luôn đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai trên cơ sở ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Đặc biệt, khi bình xét các đối tượng thụ hưởng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, các xã phải có cuộc họp bình xét công khai từ các thôn, bản có sự tham gia đầy đủ của ban mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể đảm bảo nguyên tắc dân chủ công khai, đồng thời có sự giám sát chặt chẽ của huyện.

 

Chính nhờ cách làm đó, các hợp phần của Chương trình 135 tại huyện đã đạt được những kết quả khả quan. Tính đến thời điểm này, huyện đã có 1 xã làm chủ đầu tư và 3 xã, 14 xóm  trực tiếp làm chủ đầu tư các lĩnh vực hỗ trợ phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng, duy tu, bảo dưỡng với tổng số vốn giao là 10.634 triệu đồng. Bằng các hình thức hỗ trợ trực tiếp và thông qua các mô hình trồng cây, chăn nuôi, dự án đã hỗ trợ 51.000 cây giống các loại, hơn 700 con vật nuôi, 23 máy móc phục vụ sản xuất, tập huấn kỹ thuật KN-KL và xây dựng tủ sách pháp luật cho 3 xã vùng khó khăn. Đầu tư xây mới 46 công trình, trong đó có 1 công trình trạm y tế xã, làm mới và nâng cấp 23 tuyến đường thuộc 3 xã vùng khó khăn, xây mới 12 công trình kênh mương, 2 công trình điện sinh hoạt, sửa chữa 2 nhà văn hóa. Qua các công trình xây dựng và sửa chữa đã góp phần tăng thêm 30 km đường GTNT, 181 ha diện tích nước tưới tiêu. Nhìn chung, các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn.

 

Chương trình 135 đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn huyện Cao Phong. Toàn huyện đã có 100% xã, thị trấn có đường giao thông cho xe cơ giới, 100% số xã đủ trường học, 100% trạm y tế được kiên cố. Tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt đạt 95%, tỷ lệ dùng nước sinh hoạt đạt hơn 85%. 

 

 

                                                                                  Phương Linh

 

 

Các tin khác

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII đã thành công tốt đẹp
Các đại biểu tham dự hội thảo trao đổi kinh nghiệm về tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới.
Trường tiểu học xã Quý Hòa (Lạc Sơn) được đầu tư xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong xã.
Đoàn viên công đoàn xã Lạc Long mở ống tiết kiệm năm 2011 được trên 12 triệu đồng, cho 2 đoàn viên vay không lấy lãi.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội

Sáng 25/11, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn và nghe trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại VN-Belarus

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng hòa Belarus Mikhail Myasnikovich cùng phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28/11-1/12.

Huyện ủy Kim Bôi triển khai công tác kiểm tra, giám sát năm 2012

(HBĐT) - Ngày 25/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2011 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

Giám sát tình hình thực hiện chính sách dân tộc, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn tại Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 25/11, Đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội & Dân tộc (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Thanh Mịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã giám sát tình hình thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn tại huyện Kim Bôi.

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình với các doanh nghiệp Nhật Bản

(HBĐT) - Sáng 25/11, tại Hà Nội, UBND tỉnh và Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình đã phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Hòa Bình năm 2011 với các đối tác Nhật Bản.

Đảng bộ xã Bảo Hiệu: Chú trọng công tác phát triển Đảng

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Thụ, Bí thư chi bộ xóm Thượng, Đảng bộ xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) cho biết: Năm 1993, khi tách ra từ chi bộ xóm Tròng, chi bộ mới có 5 đảng viên, đa số là người đã đứng tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục