(HBĐT) - Sau ba ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và dân chủ, ngày 9/12, kỳ họp thứ 2- HĐND tỉnh khóa XV bế mạc, hoàn thành các chương trình nghị sự đã đề ra. Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã tiến hành chất vấn UBND tỉnh và các sở, ngành: Y tế, TN-MT, GT-VT, NN&PTNT, Công thương. Nhiều ý kiến  liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội được đại biểu HĐND tỉnh và cử tri quan tâm nêu lên trong phiên chất vấn này. Báo Hòa Bình  trích đăng ý kiến trả lời chất vấn của các sở, ngành.

 

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ dự án hồ Cạn Thượng (Cao Phong)  

 

Ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT

Hạng mục công trình đầu mối thuộc dự án hồ Cạn Thượng (đập bê tông trọng lực) được triển khai xây dựng từ tháng 4/2010. Trong năm 2010, nhà thầu xây dựng đã thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ ban đầu. Do khó khăn về nguồn vốn, năm 2011, kế hoạch bố trí vốn cho toàn bộ dự án chỉ được 8,5 tỷ đồng. Trong điều kiện Chính phủ thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11, nhà thầu không vay được vốn ngân hàng nhưng cũng đã cố gắng hoàn thành khoảng 65% khối lượng công việc. Đến đầu tháng 12/2011, nhà thầu đã triển khai xây dựng được 36.000 m3 bê tông, 100 tấn sắt thép các khối lượng việc khác.

Để đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo dự án nhanh chóng được hoàn thành đưa vào vận hành phục vụ sản xuất, ngày 7/12/2011, UBND tỉnh đã giao kế hoạch vốn bổ sung cho dự án 30 tỷ đồng. 

Hiện nay, Sở NN&PTNT đang yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2012.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường

Ông Đinh Văn Hòa, Giám đốc Sở TN-MT

Đối với việc quản lý, sử dụng đất của Chi nhánh Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình tại huyện Lạc Sơn qua nhiều năm bỏ hoang hóa, ngày 29/9/2009, Phòng TN-MT huyện Lạc Sơn đã phối hợp với UBND xã Xuất Hóa kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của đơn vị. Qua kiểm tra, Chi nhánh Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Lạc Sơn đã thống nhất bàn giao trả lại diện tích đất trên để địa phương quản lý và sử dụng vào mục đích khác. Hiện, huyện Lạc Sơn đang hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định pháp luật gửi Sở TN-MT thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định thu hồi lại diện tích đất này để giao cho UBND xã Xuất Hóa xây dựng chợ và sân thể thao.

Đối với diện tích đất của lâm trường Lạc Sơn, ngày 17/5/2011, Sở TN-MT đã ban hành Quyết định số 72 về việc thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình. Qua thanh tra đã phát hiện một số tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất. Trên cơ sở kết quả thanh, kiểm tra, căn cứ các quy định pháp Luật Đất đai, Sở TN-MT đang dự thảo báo cáo trình UBND tỉnh kết quả thanh tra. Đồng thời, đề xuất thu hồi 9.723 ha đất các loại của Chi nhánh lâm trường, xí nghiệp quản lý, sử đụng đất kém hiệu quả. Trong đó, lâm trường Lạc Sơn đề nghị thu hồi 1.360,8 ha đất ở một số xã Bình Hẻm, Mỹ Thành, Xuất Hóa, Yên Phú, Tân Mỹ. Đối với diện tích đất có tranh chấp, yêu cầu Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, các Chi nhánh lâm trường, xí nghiệp phối hợp với UBND huyện, TP giải quyết dứt điểm, kịp thời theo quy định của pháp luật.

Về tình trạng ô nhiễm môi trường trên các tuyến đường từ mỏ thuộc xã Tân Pheo về huyện Đà Bắc: Ngày 29/12/2006, UBND tỉnh đã cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 62/QĐ-UBND cho phép Công ty CP Đức Thái - Chi nhánh Hòa Bình được khai thác, chế biến quặng sắt xuất khẩu tại địa bàn xã Tân Pheo (Đà Bắc). Diện tích khu vực khai thác là 30 ha, thời hạn khai thác đến hết ngày 20/2/2015. Công ty đã có bản cam kết BVMT được UBND huyện Đà Bắc xác nhận tại văn bản số 978/UBND-MTG ngày 17/11/2009. tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp BVMT và kiểm soát môi trường chỉ được duy trì tương đối ở khu vực khai thác. Còn việc gây ô nhiễm môi trường trên đường vận chuyển thì vẫn chưa kiểm soát được. Cơ quan quản lý các cấp đã tiến hành kiểm tra, xử lý nhiều lần, nhưng phía Công ty chưa kịp khắc phục. Trong thời gian tới, Sở TN&MT đề nghị UBND huyện Đà Bắc chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND xã Tân Pheo kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Đức Thái. Về lâu dài, Sở TN&MT sẽ phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, đánh gia hiệu quả kinh tế của dự án. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét và có quyết định trong thời gian sớm nhất.

 Phối hợp đồng bộ đảm bảo giao thông các dự án trọng điểm

 

Ông Ngô Ngọc Đức, Giám đốc Sở GT-VT

 

Đường Tây Phong - Yên Thượng có tổng chiều dài là 14,36 km; tổng mức đầu tư là 30,1 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào tháng 10/2007. Tính đến ngày 30/6/2011, công trình đã xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 10,86 km. Khối lượng còn lại chưa thi công của dự án là 3,5 km. Đến nay, nhà thầu đã thi công được thêm 700 m mặt đường đoạn từ km 7 + 300 đến km 8 và chủ đầu tư là Sở GT-VT đang nợ khối lượng hoàn thành của nhà thầu là 1,7 tỷ đồng do chưa có vốn để thanh toán.

 

Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến quốc lộ 12B (đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ) có chiều dài 42,7 km, tổng mức đầu tư là 493 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng tháng 9/2010. Tính đến ngày 31/5/2011, Hội đồng GPMB các huyện đã bàn giao cho đơn vị thi công được 26,3 km. Mặc dù đã được bàn giao mặt bằng nhưng đa số các hộ dân không cho thi công vì chưa nhận được tiền đền bù. Mặt bằng thi công hạn chế bao gồm nhiều đoạn ngắn xen kẽ nên việc triển khai thi công của các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn.

 

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, Bộ GT-VT đã đưa dự án cải tạo, nâng cấp tuyến quốc lộ 12B vào diện tạm thời đình hoãn, giãn tiến độ. Ngày 29/9/2011, UBND tỉnh đã có Công văn số 1332 đề nghị Bộ GT-VT cho phép ứng khoảng 70 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để tiếp tục thi công tuyến đường và đề nghị Bộ ghi vốn hoàn trả trong năm 2012 nhưng đến nay, Bộ GT-VT chưa có ý kiến trả lời.

 

Hiện nay, chủ đầu tư đang chỉ đạo nhà thầu tiếp tục thi công những hạng mục dang dở có nguy cơ mất ATGT, an toàn công trình. Các hạng mục dang dở này phải hoàn thành xong trước ngày 31/12/2011. Đồng thời yêu cầu các nhà thầu thi công tích cực thực hiện việc đảm bảo ATGT.

 

Tăng cường cơ sở vật chất, nguồn lực phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân

 

Ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế

 

Trong những năm qua, ngoài việc chỉ đạo chuyên môn, ngành Y tế cũng đã quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã hoạt động. Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế, giai đoạn 2001-2010, tỉnh ta mới xây dựng, nâng cấp được 100 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trong số đó, Đà Bắc là huyện có tỷ lệ Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia thấp nhất (chiếm 20%), nguyên nhân là thiếu cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ tham mưu cho UBND tỉnh thành lập BCĐ xây dựng chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2020 và phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng Đề án thực hiện chuẩn quốc gia về y tế. Trước mắt, ngành sẽ ưu tiên cung cấp một số trang thiết bị cho các Trạm y tế của huyện Đà Bắc từ nguồn quỹ kết dư BHYT và kêu gọi sự hỗ trợ của các dự án.

 

Đối với dự án Bệnh viện đa khoa huyện Cao Phong được phê duyệt Dự án đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ. Công trình được triển khai xây dựng từ tháng 11/2007, đến cuối năm 2009 bàn giao và đưa vào sử dụng. Các hạng mục được bàn giao đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên còn một số tồn tại, đó là: hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng, phòng X quang chưa hoàn thiện. Để khắc phục những tồn tại này, Sở Y tế đã có tờ trình điều chỉnh dự án đang được Sở KH&ĐT phê duyệt, dự kiến tổng mức đầu tư gần 34 tỷ đồng, bao gồm: GPMB 5 hộ dân phía sau bệnh viện; hoàn thiện hệ thống xử  lý nước thải công nghệ Nhật Bản; đánh giá tác động môi trường; làm đường, tường rào, san lấp mặt bằng khu sẽ được giải phóng; phòng - chống muỗi. Khi dự án điều chỉnh được duyệt, chắc chắn sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.                                              

 

Tranh thủ các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển, cải tạo hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

 

Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Giám đốc TT Sở Công thương

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 585 km đường dây hạ áp không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định (phần lớn lưới điện trên do nhân dân đóng góp xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp). Vì vậy, trên địa bàn tỉnh còn nhiều xóm chất lượng điện chưa đảm bảo theo quy định, vào các giờ cao điểm điện áp không đủ thắp sáng.

 

Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, ngành điện đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn từ năm 2010. Sau khi tiếp nhận, ngành điện đã tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn nên việc cải tạo, nâng cấp chưa được triệt để. Chủ yếu mới tiến hành nâng cấp, cải tạo tối thiểu hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn như: thay thế, kiểm định lại công tơ và bổ sung hệ thống tiếp địa lặp lại.

 

Tại địa bàn huyện Lạc Sơn, hiện còn khoảng 91,3 km đường dây hạ áp không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Năm 2011, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình điện tại các xã Tuân Đạo, Bình Cảng, Định Cư, Tự Do, Phúc Tuy, Tân Mỹ và phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình điện xã Hương Nhượng, Chí Thiện với tổng mức đầu tư 53,964 tỷ đồng.

 

Bằng nhiều nguồn vốn, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển, cải tạo hệ thống lưới điện cả trung áp và hạ áp. Trong thời gian tới, căn cứ vào khả năng huy động vốn, ngành điện sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.

 

Phòng BĐ-TH (tổng hợp)

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục