Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
(HBĐT) - Tiếp tục Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, chiều 19/6, dưới dự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
Góp ý cho Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, hầu hết ý kiến nhất trí các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo luật là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện chế định luật sư, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ luật sư Việt Nam.
Về điều kiện miễn đào tạo nghề luật sư, một số ý kiến cho rằng, người làm luật sư phải hiểu biết rộng, có kiến thức tranh tụng trước phiên tòa, do vậy cần phải có giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư, quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề luật sư.
Ðể bổ nhiệm được các chức danh như: Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên (kể cả thẩm phán, kiểm sát viên sơ cấp) thì các đối tượng này phải trải qua thời gian đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bắt buộc từ 3 – 6 tháng và thời gian công tác thực tiễn nhất định.
Đại biểu Nguyễn Minh Kha (đoàn Cần Thơ) cho rằng: Hơn 6 năm qua hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong cả nước đã đóng góp tích cực và hiệu quả vào hoạt động của các cơ quan tố tụng. Luật sư tham gia giúp cho quá trình điều tra, xét xử của các cơ quan tố tụng đảm bảo khách quan, thận trọng, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tạo môi trường pháp lý thuận lợi. Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên rất đáng trân trọng, hoạt động của tổ chức luật sư trong cả nước thời gian qua còn rất bất cập. Sau khi ban hành luật năm 2006 đội ngũ luật sư từng bước được bổ sung nhưng còn nhiều mặt hạn chế. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng khi hành nghề luật sư, nhất là kỹ năng ứng xử nghề nghiệp chưa thực sự chuyên nghiệp. Ở điều 14, đại biểu Nguyễn Minh Kha cho rằng: Tập sự hành nghề luật sư, theo luật hiện hành và trong thực tiễn thời gian qua tập sự là 18 tháng, trong dự thảo luật là 12 tháng. Theo tôi giữ nguyên như luật hiện hành để tạo điều kiện tập sự có thời gian va chạm thực tế, học hỏi kỹ năng hành nghề giúp cho hành nghề chính thức đủ bản lĩnh, trình độ nghiệp vụ.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (đoàn TP Hồ Chí Minh) đề nghị: Trong thời gian qua tổ chức và hoạt động của luật sư bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, không có quyết định, chế tài đảm bảo hiệu quả để cho luật sư có mặt tham gia tố tụng đúng quy định, thiếu quy định về xử lý trách nhiệm của luật sư trong việc thực hiện nghĩa vụ với khách hàng, quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư hiện hành không những chưa khẳng định được vị trí của luật sư mà còn không tạo ra được cơ chế ngăn ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Đại biểu Ánh đề nghị trong luật sửa đổi lần này phải xây dựng thành những điều luật cụ thể trong luật về quy tắc đạo đức, quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hoạt động của luật sư để có chế tài phù hợp.
Đại biểu Đặng Công Lý (đoàn Bình Định) nêu ý kiến: Về điều kiện được miễn đào tạo nghề luật sư các đối tượng như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên đã có thời gian công tác được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trải qua thực tiễn công tác nhất định, theo tôi không nên quy định phải có thời gian 5 năm trở lên giữ các chức danh đó mới miễn đào tạo nghề luật sư. Bởi vì đối với 1 sinh viên học 5 năm ra trường về công tác tại ngành tòa án trong thời gian quy định là 4 năm trở lên thì mới được đi học lớp nghiệp vụ xét xử mà lớp này quy định là 1 năm thì tổng cộng là 10 năm mà khi học về chưa chắc đã được bổ nhiệm làm thẩm phán sơ cấp”.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường |
Về các trường hợp đã bị kết án không được hành nghề luật sư, có ý kiến cho rằng, quy định như vậy là phù hợp vì với tính chất đặc thù của hoạt động luật sư, vì tư cách đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp và uy tín của luật sư trong đời sống xã hội là yếu tố quan trọng.
Bên cạnh đó, cũng có một số đại biểu không đồng tình với quan điểm này. Đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) đề nghị: Việc cấm hoạt động nghề nghiệp đối với những người bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể cả khi đã được xóa án tích, theo tôi điều này chưa phù hợp với chính sách của Nhà nước ta. Người phạm tội khi đã được xóa án tích thì coi như họ chưa can án và để giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời cũng chống việc phân biệt đối xử. Nếu cho rằng luật sư là một nghề đặc biệt đòi hỏi cao về mặt đạo đức là chưa thỏa đáng. Do đó tôi đề nghị bỏ quy định này trong dự thảo của Luật.
Về quy định cho phép viên chức được hành nghề luật sư, nhiều ý kiến nhất trí với dự thảo luật và cho rằng, những viên chức đang giảng dạy pháp luật trong các trường vẫn thuộc diện được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng quy định này sẽ tạo ra ngoại lệ không phù hợp định hướng xây dựng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng (đoàn Tiền Giang) tán thành với quan điểm phạm vi sửa đổi, bổ sung của luật này theo Tờ trình của Chính phủ, thống nhất với một số ý kiến đã được lưu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban tư pháp và qua nghiên cứu ý kiến dự kiến tiếp thu, giải trình của Chính phủ. Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng cho rằng: Sự cần thiết phải có giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư, quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề luật sư, nhưng cần phải bảo đảm mặt bằng chung đối với các chức danh tư pháp khác. Đối với những người đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên kể cả thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên sơ cấp thì giữ như quy định hiện hành.
Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá: Nhìn chung ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí cao với việc cần sớm ban hành luật này và ý kiến phát biểu rất phong phú, sôi nổi, tập trung vào những vấn đề chính của dự án luật mà Đoàn thư ký kỳ họp đã gợi ý. Nhiều ý kiến lập luận rất sắc bén, xác đáng, có nhiều gợi ý cụ thể cho từng nội dung. Chúng tôi xin ghi nhận đầy đủ và sẽ báo cáo giải trình trong kỳ họp sau khi xem xét thông qua dự án luật này.
Theo chương trình, sáng (20/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật giá, Luật công đoàn (sửa đổi), Luật giám định tư pháp, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật xử lý vi phạm hành chính.
Theo Báo ĐCSVN
(HBĐT) - Ngày 18/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp thân mật Bộ trưởng Bộ Nội vụ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khampan Philavong, nhân dịp ông cùng đoàn công tác đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
(HBĐT) - Sáng ngày 18/6, Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan báo chí đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 87 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2012) và trao giải báo chí hàng năm Hội Nhà báo Hoà Bình. Tới dự và chia vui với báo giới tỉnh nhà có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo MTTQ tỉnh, Văn phòng Tỉnh uỷ; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Ban Dân vận Tỉnh uỷ; Sở TT-TT, Sở VH-TT&DL, Hội Người cao tuổi và các các sở, ban, ngành hữu của quan tỉnh. Đông đảo các hội viên, phóng viên thuộc các cơ quan báo chí, các chi hội Hội Nhà báo tỉnh đã tới dự.
(HBĐT) - Từ ngày 13 đến ngày 15/6, Quốc hội tiến hành các phiên chất vấn tại Hội trường. Tham gia trả lời chất vấn gồm có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 4 Bộ trưởng gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công thương, Bộ Công an. Ngoài ra còn có các Bộ trưởng tham gia giải trình tại phiên chất vấn.
(HBĐT) - Nghị quyết T.ư 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” xác định, cán bộ là khâu then chốt, vấn đề trọng tâm, xuyên suốt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Với Đảng bộ tỉnh ta, việc quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết là bảo đảm quan trọng để các cấp ủy đánh giá đúng thực trạng công tác cán bộ và tình hình đội ngũ cán bộ hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra các chủ trương, biện pháp tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng nhiều việc làm phong phú, thiết thực. Đến nay, nhờ triển khai sâu rộng và nghiêm túc việc học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ đã có sức lan tỏa rộng lớn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn thể cán bộ, đảng viên và hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 17/6, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với ông A xel l rans Boudewijn van Trotsenburg, Phó Chủ tịch ưu đãi và hợp tác hữu nghị toàn cầu của Ngân hàng Thế giới và các cộng sự về tình hình triển khai các nguồn vốn của Ngân hàng thế giới trên tại Việt Nam. Tham gia buổi tiếp có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; các sở: KH&ĐT, Công thương và Công ty Điện lực Hòa Bình.