Tỉnh ta tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thương binh - liệt sĩ. Trong ảnh: Biểu diễn nghệ thuật trong chương trình giao lưu “Tuổi trẻ Hòa Bình tri ân người có công” do Tỉnh Đoàn, Sở LĐ-TB&XH, Đài PT-TH tỉnh tổ chức. Ảnh: M.T

Tỉnh ta tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thương binh - liệt sĩ. Trong ảnh: Biểu diễn nghệ thuật trong chương trình giao lưu “Tuổi trẻ Hòa Bình tri ân người có công” do Tỉnh Đoàn, Sở LĐ-TB&XH, Đài PT-TH tỉnh tổ chức. Ảnh: M.T

(HBĐT)- Kỷ niệm 65 năm ngày thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2012), nhớ lại từ những ngày đầu cách mạng rồi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, lớp lớp thanh niên nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, của Bác Hồ hăng hái ra trận. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thấu hiểu và đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội.

 

Tháng 7/1947, trong thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức ngày thương binh, liệt sĩ toàn quốc, Bác Hồ đã đồng ý chọn ngày 27/7 hàng năm làm ngày thương binh - liệt sĩ toàn quốc để tỏ lòng “hiếu nghĩa, bác ái” với thương - bệnh binh, liệt sĩ.

Bác đề nghị đồng bào cả nước hãy nhịn ăn một bữa “để giúp đỡ chiến sĩ bị thương”.

Ngày 15/8/1948, Bác viết thư cổ vũ: Từ trước đồng bào đã giúp đỡ nhiều nhưng tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được và những tử sĩ sẽ không tái sinh mà lòng bác ái đồng bào cũng có hạn. Vì vậy, tôi mong và chắc rằng dồng bào trước đã giúp đỡ, sau này sẽ sẵn sàng giúp đỡ mãi” (1)

 

Tháng 2/1947, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 20/SL ban hành chế độ lương hưu thương tật đối với thương binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình “tử sĩ”, quy định tiêu chuẩn để xác nhận thương binh, tử sĩ. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định chế độ ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ.

Tấm lòng, tình cảm của Bác đã thể hiện một cách nhất quán từ lời nói đến việc làm trong hoàn cảnh nhân dân ta đang trải qua cuộc kháng chiến gian khổ đã làm xúc động đến hàng triệu trái tim, hàng triệu tấm lòng của đồng bào và bộ đội.

Tháng 7/1951, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trên đà thắng lợi. Bác Hồ đích thân phát động phong trào đón thưong binh về làng. Bác viết: “Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tận trung với nước, tận hiếu với dân.... Song với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng... Mỗi xã phải tuỳ theo sự cố gắng và khả năng chung mà đón một số anh em thương binh”(2)

 

Tấm lòng của Bác Hồ kêu gọi chí tình, chí nghĩa của Bác đã được nhiều nơi, nhiều địa phương hưởng ứng, xúc tiến tích cực. Số ít thương binh vào làm cơ quan Nhà nước hay nặng hơn thì về các trại an dưỡng, còn hầu hết các anh thương binh được đón về địa phương. Chính vì việc làm đầy ân nghĩa này mà nhiều thương binh đã gặp được tình cảm trong sáng, mối tình đẹp nên vợ, nên chồng xây đắp nên tổ ấm. Dù biết rằng hậu phương trong kháng chiến còn nghèo, còn khó khăn, thiếu thốn nhưng tấm lòn các đồng bào đối với thương binh thì rộng mở.

Bác Hồ nhìn nhận một cách thấu đáo mà hết sức sâu sắc sự cống hiến hy sinh của chiến sĩ. Người nói với tình cảm sâu nặng mà rõ ràng, khúc triết, dễ hiểu, ai nghe cũng không cầm lòng dược. Bác nói: “Trong cuộc kháng chiến cứu nước, nhân dân hy sinh là hy sinh một phần của cải và thời giờ. Của cải hết có thể làm ra, thời gian qua, thời gian lại đến. Nhưng bộ đội hy sinh xương máu có khi hy sinh cả cách mạng. Cụt chân, gãy tay, chân tay không thể mọc lại, người chết không thể sống lại. Đó là một sự hy sinh tuyệt đối”(3)

 

Tấm lòng tình cảm hiếu nghĩa, bác ái của Bác mang đậm lòng nhân ái, tính nhân văn cao cả đối với thương binh, liệt sĩ thật là vô bờ bến.

Tháng 7/1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, một nửa đất nước được giải phóng. Bác nhớ đến công lao của những anh hùng liệt sĩ, giữa bộn bề công việc, Bác viết thư cho cụ Bộ trưởng Bộ Thương bình để chi trả. Tôi đã tiếp được báo cáo nhiều nơi khen ngợi một số thương binh - bệnh binh và gia đình liệt sĩ đã trở thành người thương binh kiểu mẫu, gia đình gương mẫu. Tôi mong rằng Bộ Thương binh xã hội nêu những thành tích và những kinh nghiệm quý báu ấy để những cô chú, anh em khác noi theo” (4)

 

Ngày 17/7/1956, sau hòa bình lập lại, không lâu có một số ít thương binh công thần đòi hỏi. Bác nghiêm khắc nhắc nhở “Nếu anh em nào có sáo lầm như công thần, ỷ lại, kém kỷ luật, kém tin tưởng, yêu cầu nhân dân quá đáng, không tích cực công tác thì nên cố gắng sửa chữa”(5)

 

Lời Bác nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm khắc của lãnh tụ kính yêu. Chính những lời nhắc nhở ấy, một số có sai sót đã nhận ra lỗi của mình mà hối hận, thực lòng khắc phục sửa chữa.

Cả cuộc đời của Bác, Người luôn dành tình cảm cho thương binh, liệt sĩ: “Đối với những người đã anh dũng hy sinh một phần xươngmãu của mình Đảng và Chính phủ, đồng bào phải tìm cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở, yên ổn... Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh, liệt sĩ thì chính quyền, địa phương giúp đỡ họ có công ăn, việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”(6)

 

Thấm nhuần tình cảm của Người, kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc “Uống nước - nhớ nguồn” nhân dân ta luôn dành cho thương binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng những sự ưu đãi những chính sách quan tâm. Nhân dân các dân tộc tỉnh ta, qua phong trào đền ơn - đáp nghĩa đã có những động viên, thăm hỏi, những mái nhà tình nghĩa được xây dựng, những lớp dạy nghề cho con em được mở.

 

Kỷ niệm 65 năm ngày thương binh - liệt sĩ, chúng ta càng biết ơn sự đóng góp xương máu của thương binh, liệt sĩ để đất nước hôm nay dưới sự lãnh đạo của Đảng không ngừng phát triển, phồn vinh.

 

                                                                        Văn song (TTV)

 

1, 2, 3, 4, 5 - Trang 16, 17, 20, 25, 27 cuốn 55 năm xây dựng và phát triển của ngành LĐ-TB&XH.

6 - Di chúc của Bác Hồ.

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục