Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh phát biểu thảo luận tại hội trường.
(HBĐT) - Chiều ngày 23/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực. Các ý kiến phát biểu cơ bản đều nhất trí với nội dung của Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội trình bày. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu:
Thứ nhất, chúng tôi rất hoan nghênh Ban soạn thảo và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có bổ sung các kiến nghị của đại biểu Quốc hội và của cử tri về Khoản 1a, Điều 4: ưu tiên phát triển điện lực phục vụ nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, ở đây quy định như vậy thì đã thể hiện được quan điểm của Đảng của Nhà nước. Theo tôi nếu về mặt luật pháp có lẽ sử dụng cụm từ ưu tiên cũng không thể hiện được nhiều. Cho nên tôi đề nghị cần phải nghiên cứu thêm về việc sử dụng cụm từ ưu tiên. Ở đây là ai ưu tiên và ưu tiên ai. Như thế nào để thể hiện sự ưu tiên này. Đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn cũng đã thấm sự ưu tiên của chúng ta trong những năm vừa qua thì có lẽ các vị đại biểu Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo cũng nên về vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để thấy được chính sách của Đảng và Nhà nước ta cũng rất ưu tiên nhưng có lẽ bởi vì nó là ưu tiên thì việc thực hiện của nó có lúc, có nơi, có chỗ, có việc có thì ưu tiên, chưa có thì chưa ưu tiên. Chính sự ưu tiên này nó thể hiện ở điều sau tôi sẽ nói. Tức là ưu tiên nhưng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi chưa được cấp điện lưới quốc gia thì giá điện ở đó do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận hợp lý. Ưu tiên mà lại giao cho người ta toàn quyền hạch toán chi phí và lợi nhuận hợp lý thì chúng tôi không rõ sự ưu tiên đó có thực sự là làm hài lòng đồng bào của vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Tôi đề nghị chỗ này cần cân nhắc sử dụng cụm từ khác để thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng là Nhà nước phải có chính sách, Nhà nước phải đảm bảo, Nhà nước phải đứng ra để đảm đương việc phát triển điện lực chứ không thể nói là chỉ có chính sách một cách chung chung.
Vấn đề thứ hai là về giá điện vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới quốc gia tại Khoản 2, Điều 62. Tôi đồng tình với ý kiến đại biểu trước đã phát biểu. Đó là tôi thấy việc quy định về giá điện giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí có lợi nhuận hợp lý chưa ổn, vì cách giải trình của Ban soạn thảo chưa thuyết phục. Bởi vì bù đắp đủ chi phí là những khoản nào, khoản nào sẽ được đưa vào hạch toán để đưa vào chi phí cho giá điện ở những vùng này và giá điện bao nhiêu cho nhà đầu tư ở chỗ này là hợp lý, trong điều kiện đối tượng sử dụng điện phần lớn là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Chúng tôi chưa thể hình dung ra lợi nhuận thế nào được coi là hợp lý và quy định như vậy có thực sự công bằng với đối tượng sử dụng điện ở cả nước hay không, nhất là vùng thuận lợi được Nhà nước đầu tư rất đồng bộ, chất lượng điện cao, như các vùng thành phố, thị trấn, thị xã, vì vậy tôi đề nghị cần cân nhắc quy định này, làm sao thể hiện được chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chia sẻ của nhân dân cả nước với những vùng kinh tế - xã hội còn khó khăn, trong trường hợp vẫn giữ như dự thảo đề nghị bổ sung thêm quy định là bù đắp đủ chi phí, có lợi nhuận hợp lý và điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của các hộ sử dụng điện.
Bích Ngọc
(Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh) tổng hợp
(HBĐT) - Sáng 23/10, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Báo Hà Nội Mới đã tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số Báo hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2012). Tới dự có các đồng chí: Đinh Thế Huynh, UVBCT, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Phạm Quang Nghị, UVBCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND; các sở ban, ngành, doanh nghiệp; đại diện 32 báo Đảng bộ các tỉnh, thành trong cả nước và đông đảo các thế hệ làm báo Hà Nội Mới.
(HBĐT) - Ngày 22/10, Ban VH-XH và Dân tộc (HĐND tỉnh) đã có buổi khảo sát về thực hiện các chính sách về công tác dân tộc tại xã Tiền Phong (Đà Bắc). Tham gia đoàn giám sát có đại diện một số sở, ngành chức năng của tỉnh.
(HBĐT) - Tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2012, LLVT tỉnh đã quyên góp được hơn 54 triệu đồng. Số tiền này được dùng để mua gạo tặng các gia đình có hoàn cảnh đặc biết khó khăn và mua sách vở, quần áo, tặng các em học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Trong những năm qua, CVĐ “Ngày vì người nghèo” đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội và phát triển kinh tế. Nhiều người nghèo khó khăn được sự giúp đỡ của cộng đồng, các tổ chức và Quỹ Vì người nghèo đã vươn lên thoát nghèo.
(HBĐT) - Ngày 22/10, Thanh tra tỉnh đã tổ chức hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo NQ T.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đối với tập thể lãnh đạo và từng cá nhân các đồng chí lãnh đạo Thanh tra tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tổ trưởng Tổ công tác của Tỉnh ủy đã dự và chỉ đạo hội nghị.
Sáng 22/10, Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm dự phiên khai mạc.