Gia đình chị Nguyễn Thị Hải, xóm Đắt 1 phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Là một xã vùng đặc biệt khó khăn cách trung tâm huyện Đà Bắc gần 60 km, Giáp Đắt đang có sự “thay da đổi thịt” nhờ được hưởng lợi từ các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn và trên hết sự đồng thuận giữa các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể với nhân dân đã tạo động lực để nơi đây chuyển mình trong gian khó.
Nói về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển KT – XH trên địa bàn, Bí thư Đảng ủy xã Xa Đức Hện cho biết: “Mục đích lớn nhất là làm sao đảm bảo được cuộc sống, mức chi tiêu ổn định cho nhân dân, nhất là đảm bảo an ninh lương thực, không để xảy ra tình trạng thiếu đói, không gây mất ANTT trên địa bàn, có như vậy nhân dân mới tin và ủng hộ Đảng”. Từ chỗ xác định rõ mục tiêu này, Đảng bộ xã Giáp Đắt đã có nhiều giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động ở cơ sở. Trong đó giải pháp then chốt là việc gần dân, sát dân, nắm bắt tình hình, tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân để ban hành nghị quyết lãnh đạo sát thực cũng như kịp thời chỉ đạo các công việc thường xuyên và những vấn đề nảy sinh, vướng mắc.
Từ nhiều năm qua, ngoài việc duy trì sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng thì cứ vào ngày 12 hàng tháng, lãnh đạo Đảng ủy xã Giáp Đắt lại luân phiên xuống từng thôn xóm tổ chức giao ban liên tịch với ban công an cùng các ngành, đoàn thể trong xã để nắm thông tin, tình hình KT- XH, ANCT, TTATXH ở cơ sở, cùng bàn luận, tìm giải pháp tháo gỡ những vấn đề phát sinh. Đảng ủy cũng giao trách nhiệm cho từng chi ủy viên phụ trách địa bàn, đảng viên phụ trách nhóm hộ gia đình. Các ngành, đoàn thể cũng được giao nhiệm vụ bám sát cơ sở để chỉ đạo sản xuất vào mỗi mùa vụ và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Với cách làm này, cấp ủy, chính quyền xã đã kịp thời vào cuộc có biện pháp giải quyết những công việc cấp thiết như vấn đề tưới tiêu cho sản xuất, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, vấn đề trộm cắp vặt, bạo lực gia đình… góp phần mang lại cuộc sống ổn định cho nhân dân.
Bí thư Đảng ủy xã Xa Đức Hện cho biết thêm: Hiện nay, Giáp Đắt vẫn là xã nghèo với hơn 80% người dân sống dựa vào sản xuất nông – lâm nghiệp. Song điều đáng nói là cả xã có 454 hộ gia đình, trên 1.900 nhân khẩu nhưng chỉ có vẻn vẹn khoảng 40 ha ruộng cấy lúa và người dân khai hoang trồng thêm 45 ha lúa cạn. Để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, Đảng ủy xã đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về sản xuất nông nghiệp, về trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc và nghị quyết về việc không được phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, trong đó có quy định cụ thể về mức xử phạt với những trường hợp vi phạm. Thực hiện NQ của Đảng ủy xã, chính quyền cùng các ngành, đoàn thể đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực trồng và chăm sóc bảo vệ rừng. Đồng thời, xã luôn quan tâm huy động sức dân tu sửa các công trình thủy lợi, thường xuyên nạo vét mương bai nội đồng đảm bảo nguồn nước cho sản xuất. Đảng ủy cũng tăng cường chỉ đạo các đoàn thể phối hợp với các ngành chức năng của huyện làm cầu nối giúp nhân dân tiếp cận các nguồn vốn, cung ứng giống, phân bón và chuyển giao kiến thức KHKT về thâm canh lúa nước, trồng ngô trên đất dốc, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi… giúp nhân dân ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để nâng cao hiệu quả lao động. Nhờ đó, năng suất lúa bình quân đã đạt 57 tạ/ha.
Song song với đẩy mạnh thâm canh cây lúa, những năm qua, thực hiện NQ của Đảng ủy xã, từng thôn xóm đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi và kế hoạch trồng rừng nhằm tạo nguồn hàng hóa cung cấp cho thị trường. Vì vậy, hàng năm toàn xã thực hiện đảm bảo diện tích gieo trồng với trên 340 ha ngô, sắn, dong giềng… Hiện, toàn xã cũng mở rộng quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng và khai thác có hiệu quả trên 100 ha rừng luồng cũng như chăm sóc, bảo vệ trên 200 ha rừng trồng qua các năm, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho các gia đình.
Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đổi mới nếp nghĩ, cách làm, xã vùng cao Giắp Đắt đã có sự chuyển mình rõ nét được thể hiện từ một nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, đến nay, xã đã đạt mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/năm, lương thực bình quân tăng lên 400 kg/người/năm. Riêng trong năm 2012, toàn xã có gần 20 hộ thoát nghèo và không còn hộ gia đình phải ở nhà tạm. Đây là những kết quả rất có ý nghĩa đối với một xã còn nhiều khó khăn, trở ngại trong phát triển KT – XH.
Bình Giang
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Thường trực và Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ trình tự các bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình, nhất là đã nghiêm túc xây dựng báo cáo và tiến hành kiểm điểm theo Kế hoạch của Bộ Chính trị và hướng dẫn của các Ban Xây dựng Đảng Trung ương.
(HBĐT) - Triển khai từ đầu năm đến hết tháng 11, MTTQ huyện Tân Lạc đã hoàn thành xây dựng, bàn giao 14 nhà Đại đoàn kết cho đối tượng hộ nghèo trên địa bàn các xã.
(HBĐT) - Sáng 26/11, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Thanh Hải, ủy viên TT ủy ban Văn hóa giáo dục thanh - thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của QH; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư NLXD&TM Hoàng Sơn đã tiếp xúc cử tri tại xã Mông Hóa (Kỳ Sơn). Dự buổi tiếp xúc cử tri có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và đại biểu cử tri 3 xã Mông Hóa, Dân Hạ và Dân Hòa.
(HBĐT) - Ngày 26/11, tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở VH-TT&DL đã thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo NQ T.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Được tham dự hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu các huyện, thành phố, chúng tôi thực sự xúc động trước những chia sẻ của các gia đình văn hóa tiêu biểu. Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau nhưng vượt lên trên hết là những giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình. Đó là tình yêu thương, chia sẻ nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ.
(HBĐT) - Vạn Mai là xã vùng thấp của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 15 km nằm dọc theo quốc lộ 15A. Toàn xã có 730 hộ, 3.020 nhân khẩu sinh sống tập trung tại 7 xóm. Trong những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước phát triển kinh tế, XĐ-GN hiệu quả.