Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, nghiêm túc trong toàn Đảng (Ảnh: HH)

Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, nghiêm túc trong toàn Đảng (Ảnh: HH)

Khép lại năm 2012, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam điểm lại 10 sự kiện chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa nổi bật của đất nước trong năm được lựa chọn dưới góc nhìn của Báo.

 

1. Triển khai mạnh mẽ và sâu rộng Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng

Năm 2012, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng với tinh thần nghiêm túc, cầu thị và xây dựng từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng tới từng đảng viên.

Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, các quy định đã có về xây dựng Đảng, Nghị quyết đưa ra 4 nhóm giải pháp cần tập trung thực hiện: Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên; Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng; Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.

Nghị quyết đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

2. Quốc hội thông qua nhiềuLuật và Nghị quyết quan trọng

 

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII. (Ảnh: Mạnh Hùng)


Tại các Kỳ họp thứ ba và thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã thông qua nhiều Luật và Nghị quyết quan trọng. Đó là: Luật Biển Việt Nam; Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ quan trọng do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Theo Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, người dân có thể góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức; Tổ chức thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian lấy ý kiến bắt đầu từ 2/1/2013 đến 31/3/2013.

3. Sôi động các hoạt động ngoại giao, trong đó có Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào
Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn cùng chủ trì họp báo công bố thành công
Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2012. (Nguồn ảnh: vov.vn)


Trong năm 2012, Việt Nam đã tiến hành trao đổi nhiều chuyến thăm, tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao với các nước láng giềng, khu vực, đối tác lớn, bạn bè truyền thống và các đối tác tiềm năng, đồng thời nâng tầm quan hệ với một số đối tác ưu tiên, quan trọng.

Đặc biệt, Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962 - 5/9/2012), 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2012) được triển khai với nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện sinh động tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên đã tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam tại Thủ đô mỗi nước; tổ chức thành công Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào lần thứ 3 tại Việt Nam; mít tinh kỷ niệm truyền thống liên minh chiến đấu và quan hệ đặc biệt Việt - Lào tại bản Đông, tỉnh Xa-va-na-khẹt; tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam...

4. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức một con số

 

Ảnh minh họa (Nguồn: canthotv.vn)


Năm 2012, lạm phát được kiềm chế ở mức khoảng 6,8% (năm 2011 là gần 19%), bảo đảm ổn định thị trường trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện nhiều biện pháp tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay (gần 115 tỷ USD). Trong đó, dệt may là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt hàng này đang hướng tới đỉnh cao mới: vượt 15 tỷ USD, sau khi đã đạt 12,5 tỷ USD trong 10 tháng và lên mức 13,8 tỷ USD trong 11 tháng. Xuất khẩu gạo đạt trên 8,1 triệu tấn. Xuất khẩu thủy sản đạt 5732,9 nghìn tấn, cà phê đạt 1,76 triệu tấn... Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn ở mức thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của các năm trước, đạt mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được khắc phục, trong đó kinh tế vĩ mô chưa thực sự phát triển vững chắc, tốc độ tăng trưởng đạt thấp hơn so với kế hoạch, tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực FDI, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi chậm; tồn kho còn ở mức khá cao; lãi suất cho vay tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao; nợ xấu ngân hàng chậm được xử lý…

5. Năm diễn ra Đại hội của 3 tổ chức chính trị - xã hội quan trọng

 

Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X
diễn ra từ ngày 11-14/12 tại Hà Nội. (Ảnh: MC)


Với chủ đề “Đoàn kết - sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đã thống nhất mục tiêu trong nhiệm kỳ tới là: Đoàn kết, vận động phụ nữ phát huy nội lực, chủ động tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới.

Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X đã xác định mục tiêu công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2012 – 2017 là: Xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát vọng …, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” Trung thành – Đoàn kết – Gương mẫu – Đổi mới, Đại hội toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ V diễn ra từ ngày 18-20/12 tại Hà Nội đã thống nhất mục tiêu 5 năm tới là: Tiếp tục vận động các thế hệ cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN và bảo vệ nhân dân…

6. Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - Chiến thắng của tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam

 

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không -
Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam (Ảnh:bienphong.com.vn)


40 năm đã trôi qua nhưng trận chiến 12 ngày đêm lịch sử của quân và dân Thủ đô Hà Nội (18-30/12/1972) đã trở thành huyền thoại và là bản hùng ca bất tử của dân tộc. Để ôn lại lịch sử hào hùng và tri ân những người đã tham gia chiến đấu công hiến và hy sinh trong trận chiến lịch sử này, nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, nhiều tỉnh, thành, ban, ngành đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm như: Chương trình sử thi nghệ thuật đặc biệt “40 năm Khúc tráng ca Lưu Xá”; Giao lưu “Âm vang Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"; Cầu truyền hình “Bản hùng ca Hà Nội”; các triển lãm về chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”; Hội thảo khoa học “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam”...

7. Tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông

 

Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)


Năm 2012 là Năm An toàn giao thông đạt kết quả cao nhất từ trước tới nay. Theo số liệu thống kê, nhiều công trình giao thông được đưa vào sử dụng trong năm 2012, tai nạn giao thông đã giảm cả 3 tiêu chí: số vụ, số người bị thương và số người chết. Cũng trong năm nay, lần đầu tiên cả nước đã cử hành Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông...

8. Thủy điện Sơn La - Thủy điện lớn nhất Đông Nam Á hòa lưới điện quốc gia

 

 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu cắt băng khánh thành
công trình (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)


Ngày 23/12/2012, Nhà máy Thủy điện Sơn La - Thủy điện lớn nhất Đông Nam Á đã được khánh thành, sớm 3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Với công suất 2.400 MW, gồm 6 tổ máy, Thủy điện Sơn La chiếm gần 10% tổng công suất hệ thống điện hiện nay, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu điện năng trong những năm sắp tới.

Việc về đích sớm trước thời gian của Thủy điện Sơn La đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực thi công thủy điện của nước ta. Tập thể các đơn vị tham gia thi công Nhà máy Thủy điện Sơn La đã ngày đêm nỗ lực hăng say để làm nên kỳ tích lịch sử tại công trình lịch sử này...

9.100% học sinh dự thi Olympic quốc tế đều giành Huy chương

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao bằng khen cho các học sinh đoạt giải cao. Ảnh: TTXVN


Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, năm 2012, các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế đã đem về tổng cộng 31 huy chương, trong đó 5 huy chương vàng, 15 huy chương bạc và 11 huy chương đồng. Đặc biệt năm nay lần đầu tiên tất cả học sinh đi thi đều có huy chương. Trong đó, đội tuyển Olympic quốc tế môn Toán học, sau nhiều năm gián đoạn đã trở lại top 10 nước mạnh nhất thế giới.

10. UNESCO tôn vinh Di sản Văn hóa Việt Nam

 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại (Ảnh:baophutho.vn)


Ngày 16/5/2012, Hội nghị của UNESCO tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) đã quyết định công nhận Bộ Mộc bản kinh Phật của chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản tư liệu ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm được làm từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX (trước thế kỷ XVII chùa Vĩnh Nghiêm đã có nhiều mộc bản kinh Phật nhưng đã bị mai một) có 3.050 tấm ván rời, được khắc trên gỗ thị, dùng để in kinh, sách, luật giới Phật giáo theo Thiền phái Trúc Lâm. Mỗi tấm mộc bản kinh gồm có hai mặt, khắc chữ Hán Nôm âm bản có kèm hoa văn độc đáo mang triết lý nhà Phật. Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 50cm, bản nhỏ nhất có kích thước 15cm x 20cm.

Ngày 6/12/2012 tại kỳ họp lần thứ 7, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (Việt Nam) là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều này không chỉ khẳng định giá trị đặc sắc của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc ta, mà sau đó, cùng với UNESCO, Việt Nam sẽ có cả một lộ trình dài gồm nhiều hoạt động thiết thực để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa độc đáo này./.

 

                                                          Theo Báo điện tử ĐCSVN

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục