Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy Hòa Bình chúc mừng thành công Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân Lào (năm 1971). Ảnh: TL.
(HBĐT) - Đó là mối quan hệ đặc biệt thủy chung; một mối quan hệ mà đến ngay cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chum - ma - ly Xay-nha-xỏn trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, lên thăm Hòa Bình ngày 27/12 vừa qua đã một lần nữa khẳng định: “Mối quan hệ Việt - Lào là mối quan hệ đặc biệt sâu sắc, toàn diện, trong lịch sử ngoại giao thế giới chưa từng có tiền lệ. Đó là mối quan hệ cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển. Trong mối quan hệ đặc biệt đó, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã luôn góp công sức vun đắp tình hữu nghị thắm thiết này”.
“Hơn cả tình đồng chí, đồng đội”...
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; mối quan hệ giữa nhân dân các bộ tộc Lào và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình một lần nữa được Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Thoong-lun Xi-xu-lít khẳng định: Với những đóng góp to lớn về công sức, trí tuệ, nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình nói riêng đã tích cực góp phần củng cố, vun đắp, phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân 2 nước Việt - Lào trong những năm qua. Mối quan hệ đó còn thắm thiết hơn cả tình đồng chí, đồng đội...
Lãnh đạo Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh trao tặng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn bức phù điêu tại khu di tích nơi diễn ra Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân Lào.
Với tỉnh ta, trong suốt các giai đoạn lịch sử cách mạng đều gắn với mối quan hệ, tình đồng chí, đồng bào với cách mạng, nhân dân các bộ tộc Lào anh em. Nói như cụ Nguyễn Văn Hậu, nguyên Chủ tịch UBHC tỉnh, người đã có mối quan hệ khăng khít với những người bạn Lào: mối quan hệ, tình hữu nghị Việt - Lào không thể mang ra đong đếm được. Nó vượt lên trên mối quan hệ đồng chí, đồng đội để trở thành mối quan hệ đoàn kết, gắn bó ruột thịt như tình anh em. Điều đó đã khẳng định bằng nhiều việc làm, nhiều hành động cụ thể mà cho đến giờ mỗi khi nhớ đến lại rưng rưng ánh mắt, giòn giã nụ cười. Như câu chuyện cảm động của gia đình ông Lường Song Toàn ở xóm Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) trong những năm tháng đói ăn, thiếu mặc, gia đình khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng vẫn nhận nuôi 2 cháu bé người Lào mồ côi cả cha lẫn mẹ. Với gia đình ông, những đứa con được đưa về từ bên kia biên giới nhưng lúc nào cũng được cưng nựng như một phần máu thịt cuộc đời. ông tâm sự: Đã coi chúng như con cái ruột thịt trong nhà thì dù khó khăn, đói rét vẫn nuôi ăn học đến nơi đến chốn. Không phụ công cha mẹ nuôi, cả 2 cô gái người Lào đã thi đỗ và học xong Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc. Cho đến giờ, cả 2 đều đã trở thành những hạt nhân của đoàn Nghệ thuật quân đội quốc gia Lào. Mỗi khi trở về Việt
Còn với cụ Nguyễn Văn Hậu, mối tình Việt - Lào không chỉ là sự giúp đỡ, sẻ chia của tình đồng chí, đồng đội mà nó đã trở thành mối thâm tình giữa cụ và những người anh em kết nghĩa ở tỉnh Luông Prabăng (Lào) từ hơn 30 năm trước. Cụ kể: Vào những năm cuối thập kỷ 70, thực hiện chủ trương hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt - Lào do Trung ương Đảng chỉ đạo, tỉnh Hà Sơn Bình (lúc bấy giờ) đã kết nghĩa với tỉnh Luông Prabăng của nước bạn Lào. Tại Đại hội Đảng bộ Hà Sơn Bình lần thứ II (tháng 10/1979) đã đề ra nhiệm vụ chi viện cho tỉnh Luông Prabăng là một nhiệm vụ đặc biệt. Chính vì vậy, từ năm 1980 đến 1989, đã có hàng chục đoàn cán bộ kỹ thuật, quản lý trên các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ lợi, giao thông, xây dựng... được cử sang tỉnh Luông Pra băng làm nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương của nước bạn xây dựng và phát triển kinh tế. Truyền thống “Hạt gạo chia đôi, bát cơm sẻ nửa” của 2 Đảng, 2 dân tộc Việt
Sông có thể cạn, núi có thể mòn..
Sự kiện Đảng và Nhà nước Lào tặng thưởng phần thưởng cao quý Huân chương ít-xa-la (Tự do) hạng nhất cho tỉnh Hòa Bình mới đây đã thêm một lần nữa khẳng định những đóng góp quan trọng, có ý nghĩa của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đối với sự nghiệp cách mạng Lào trong những năm qua. Điều đó, nói như Phó Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít: Tôi rất cảm động đối với tình cảm sâu sắc của nhân dân tỉnh Hòa Bình đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lào trong những năm tháng khó khăn nhất. Hòa Bình là nơi, điểm tựa cho lực lượng cách mạng Lào từng bước trưởng thành về mọi mặt trong những giai đoạn cách mạng trước đây cũng như trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Thoong-lun Xi-xu-lít trao Huân chương ít-xa-la (Tự do) hạng nhất của Đảng, Nhà nước Lào cho lãnh đạo tỉnh ta (ngày 29/12/2012).
Theo lịch sử, “mối tình” đặc biệt Việt - Lào; Hòa Bình - Luông Prabăng đã bén duyên từ ngàn xưa. Từ thời mà một bộ phận người Mường, người Thái ở đất Hòa Bình đi ngược lên miền thượng, sang kinh đô Luông Prabăng sinh sống, làm ăn, buôn bán, giao thương hàng hóa. Theo thời gian, sự giao tình đó đã dần bám rễ, bền chặt trong tâm thức của nhiều người dân ở Luông Prabăng và vùng thượng của đất Hòa Bình. Trong những giai đoạn đấu tranh cách mạng kiên cường từ những năm chống Pháp, cho đến thời kỳ chống Mỹ và tiễu phỉ Vàng Pao, nổi bật là việc thành lập Đoàn quân Tây Tiến năm 1947 cùng với nhân dân các bộ tộc Lào đấu tranh chống lại sự đàn áp, bóc lột của thực dân Pháp từ vùng rừng núi Hòa Bình cho đến vùng thượng Lào hay như việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên ưu tú của 15 tỉnh từ thượng, trung, hạ Lào về tập trung huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân Lào để xác định nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới tại Hòa Bình năm 1971; việc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã giúp xây dựng và cung cấp trụ sở hoạt động của đài phát thanh Pa thét Lào từ những năm 1969 - 1973 và việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, học sinh tại tỉnh Hòa Bình. Nhưng cao hơn cả đó là hàng trăm thanh niên nam nữ Hòa Bình đã tình nguyện xung phong và trực tiếp tham gia chiến dịch Nậm Thà năm 1962, giải phóng tỉnh Luông Nậm Thà, tham gia chiến dịch cánh đồng Chum năm 1963- 1964 giải phóng tỉnh Xiêng Khoảng và cách đồng Chum rộng lớn.
Theo thống kê, trong giai đoạn 1961 - 1975, toàn tỉnh có hơn 3 nghìn thanh niên lên đường chiến đấu làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Lào, sát cánh cùng bộ đội Pa thét đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Lào anh em. Trong cuộc chiến này đã có 150 liệt sỹ, thương binh là người Hòa Bình nằm lại hoặc để lại một phần máu xương nơi nước bạn. Máu xương của những người con xứ Mường đổ ở đất triệu voi đã tô thắm thêm nghĩa tình Việt - Lào, nghĩa tình của người Hòa Bình với những người bạn Lào son sắt, thủy chung trong những giai đoạn cách mạng gian khó. Và dù, “sông có thể cạn, núi có thể mòn, song, tình nghĩa Việt - Lào mãi mãi bền vững hơn núi, hơn sông”.
Mạnh Hùng
Sau 2 ngày vượt sóng gió, tàu HQ624 đưa đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Hải quân và nhóm phóng viên chúng tôi đến cụm nhà giàn Phúc Tần. Nơi đây, biết bao thế hệ cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn DK1, Vùng 2 Hải quân bằng hoài bão, khát vọng lớn lao của tuổi trẻ đã gác lại tình cảm riêng tư, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc…
(HBĐT) - Kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2013) và chào đón năm mới Quý Tỵ 2013 cũng là dịp các cấp ủy Đảng và đảng viên trong tỉnh nhìn lại một năm đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo NQT.ư 4 (khóa XI). Từ việc làm nghiêm túc của Đảng bộ tỉnh ta và kết quả bước đầu của việc thực hiện NQ đã tạo được niềm tin, sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình đăng tải một số ý kiến tâm huyết, những tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên trong tỉnh về công tác xây dựng Đảng.
Sáng 11/2 (tức ngày 2 Tết), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và chúc Tết những công nhân xa quê ở các khu nhà trọ của huyện Bến Cát, Bình Dương.
(HBĐT) - Cách Thủ đô Hà Nội hơn 70km, Hòa Bình có sự khác biệt rõ rệt với bản sắc mang đậm hơi thở của vùng núi Tây Bắc, sự nhiệt tình, tin tưởng tuyệt đối của nhân dân các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc phát động đã thực sự đi vào cuộc sống.
(HBĐT) - Nhân dịp đón xuân mới Quý Tỵ, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về hiệu quả công tác điều hành, kết quả hoạt động của HĐND tỉnh trong năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
(HBĐT) - Những ai đã từng gặp và làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Việt Cường đều có ấn tượng về người lãnh đạo nắm bắt và khái quát vấn đề nhanh, nhạy, sát thực tế. Trong sinh hoạt đời thường thì gần gũi, quần chúng, hòa đồng… Trong quá trình công tác, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Việt Cường đã có nhiều kỷ niệm khó quên đối với cán bộ và nhân dân ở các cơ sở trong tỉnh.