Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trong lễ khai mạc Hội nghị.
Sáng 20/3, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEC) lần thứ 47. Dự Hội nghị có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; cùng hơn 200 đại biểu đến từ 18 quốc gia gồm các Bộ trưởng Giáo dục, các quan chức cấp cao ngành giáo dục và đại diện các tổ chức quốc tế đến từ 11 thành viên chính thức, các quốc gia thành viên liên kết, các tổ chức thành viên liên kết, các Trung tâm khu vực và đối tác phát triển của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO).
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt chào mừng các Bộ trưởng, các vị Trưởng đoàn, các đại biểu đã tham dự Hội nghị SEAMEC 47 do Việt Nam vinh dự lần thứ 2 đăng cai tổ chức, diễn ra từ ngày 19-21/3/2013, tại Hà Nội.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Khu vực Đông Nam Á có vị trí và vai trò quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của châu Á và thế giới. Tăng cường hợp tác toàn diện trong khu vực trên tinh thần: “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” luôn là mối quan tâm đặc biệt của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được xác định là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu.
Kể từ khi thành lập vào năm 1965, Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) đã có những bước tiến vượt bậc trong các hoạt động và trở thành tổ chức quốc tế lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực hợp tác giáo dục, khoa học và văn hóa với 11 nước thành viên, 8 nước thành viên liên kết, 3 tổ chức liên kết và 20 trung tâm khu vực. Bằng những sáng kiến và biện pháp phối hợp hiệu quả, SEAMEO đang ngày càng phát huy vai trò tích cực đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia Đông Nam Á và góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia thành viên SEAMEO với các tổ chức và quốc gia khác trên thế giới.
Trong những năm qua, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn coi giáo dục và đào tạo “là quốc sách hàng đầu”, dành nhiều nguồn lực, đề ra nhiều cơ chế, chính sách để phát triển toàn diện sự nghiệp này và đã đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống giáo dục quốc dân được hoàn thiện hơn; quy mô giáo dục tăng nhanh, nhất là bậc đại học và đào tạo nghề; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên một cách rõ rệt; công bằng xã hội và bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục có những bước tiến đáng khích lệ. Năm 2000, Việt
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Hơn 20 năm qua, kể từ ngày gia nhập và trở thành thành viên chính thức của SEAMEO vào năm 1992, Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm các nghĩa vụ của mình, đóng góp tích cực vào sự phát triển giáo dục, khoa học và văn hóa trong khu vực. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và mạnh mẽ về giáo dục; phấn đấu đến năm 2020 có một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Để thực hiện mục tiêu nhất quán này, Việt
Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có nhiều biến động sâu sắc về chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, Chủ tịch nước hoan nghênh và đánh giá cao Hội nghị lần này đã lựa chọn chủ đề của Diễn đàn Chính sách với nội dung "Học tập suốt đời: Chính sách và triển vọng". Đây là chủ đề rất thiết thực, mang tính thời sự và là mục tiêu, định hướng quan trọng của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, qua đó, tận dụng thời cơ và hóa giải thách thức để hội nhập quốc tế thành công.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tin tưởng, tại Hội nghị này, các nước thành viên sẽ tập trung thảo luận để thông qua các quyết sách và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Chiến lược phát triển 10 năm của SEAMEO (2011-2020) đã được Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 46 thông qua. Đồng thời, các đại biểu sẽ thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các ý tưởng mới và đưa ra các giải pháp, cách thức hợp tác hiệu quả nhằm đẩy mạnh “học tập suốt đời” và xây dựng một xã hội học tập ở mỗi quốc gia thành viên và trong khu vực. Trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng SEAMEO năm 2013, Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng các quốc gia thành viên hoàn thành các chương trình, nội dung hợp tác đã thống nhất vì sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Trước đó, phát biểu chào mừng tại Lễ khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Vũ Luận đã gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới Vương quốc Anh vừa gia nhập gia đình SEAMEO, trở thành quốc gia thành viên liên kết thứ 8 của tổ chức SEAMEO. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bày tỏ tin tưởng, Vương quốc Anh, với những thế mạnh của mình, sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển giáo dục, khoa học, văn hóa của các nước Đông Nam Á, vì lợi ích chung của khu vực và trên thế giới.
Trong thời gian hai ngày, Hội nghị sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận với các nội dung chính tại Phiên họp toàn thể để rà soát hoạt động của tiến trình hợp tác cho đến nay và xem xét khả năng thông qua một số khuyến nghị quan trọng. Trong khuôn khổ của Phiên họp toàn thể, Hội nghị SEAMEC 47 năm nay đã chọn chủ đề của Diễn đàn Chính sách với nội dung “Học tập suốt đời, chính sách và triển vọng”.
Ngoài các chủ đề trên, Hội nghị SEAMEC 47 diễn ra tại Việt Nam năm nay sẽ chứng kiến sự ra đời của Trung tâm thứ 20 của SEAMEO là Trung tâm về Học tập suốt đời SEAMEOCELLL đặt tại TP. Hồ Chí Minh.
Hội nghị SEAMEC là sự kiện quan trọng nhằm đẩy mạnh sự hợp tác khu vực trong giáo dục - một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới và khu vực. Các nghị quyết của Hội đồng SEAMEO được thảo luận và thông qua tại mỗi kỳ Hội nghị sẽ giúp cho SEAMEO và các nước thành viên giải quyết các vấn đề có tính khu vực và của từng nước thành viên trong việc đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phát triển nguồn nhân lực.
Hội nghị Hội đồng SEAMEO lần thứ 46 thông qua Chiến lược Phát triển 10 của SEAMEO (2011-2020) với 18 dự án nhằm đưa SEAMEO phát triển lên một tầm cao mới. Hội nghị SEAMEC lần thứ 47 tại Việt
Trong khuôn khổ Lễ khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho 10 Bộ trưởng các nước thành viên và 2 lãnh đạo Ban thư ký SEAMEO./.
Theo Báo ĐCSVN
(HBĐT) - Thực hiện chủ đề “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, tuần thứ 2 Tháng thanh niên tiếp tục ghi dấu nhiều việc làm tình nguyện có ý nghĩa của tuổi trẻ các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 20/3, tại hội trường Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội CCB, chi đoàn các Ban Tuyên giáo, Dân vận, Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền về biển, đảo cho gần 40 hội viên, đoàn viên tại các đơn vị.
(HBĐT) - Chiều 19/3, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư NL -TM - XD Hoàng Sơn; Bạch Thị Hương Thủy, chuyên viên VKSND tỉnh đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, SGK giáo dục phổ thông tại UBND tỉnh và Sở GD-ĐT. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo và chuyên viên các sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 19/3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin-Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013. Các đồng chí: Lê Hồng Anh, UV Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Đinh Thế Huynh, UV Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư dự và chỉ đạo hội nghị. Về phía tỉnh, Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủyáỉơ TT&TT, Báo Hòa Bình và Đài PT-TH tỉnh.
(HBĐT) - Khi nói về công tác xây dựng Đảng của ngành, đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mai Châu cho biết: Một thời, ở huyện đã có tình trạng trường không có đảng viên, cán bộ quản lý chưa là đảng viên. Vì thế, công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong trường học chưa đạt hiệu quả như mong muốn; chất lượng giáo dục cũng vì thế mà thiếu sự khởi sắc.