Lễ dâng hương Đền Hùng vào năm 1904. Ảnh: Tư liệu.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là ngày lễ lớn, trọng đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Ngày Giỗ Tổ được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì (Phú Thọ).
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ rất lâu đã được coi như một trong những ngày Quốc lễ của toàn thể các dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời xa xưa, các triều đại phong kiến đã nối tiếp nhau long trọng tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Bản ngọc phả năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông còn lưu tại Đền Hùng đã cho biết: “...Từ thời các triều Nhà Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần… đến triều đại Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Sau Cách mạng tháng Tám, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL - CTN cho công chức nghỉ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương. Năm 1969, trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu: Từ lòng biết ơn đến sự tôn kính các thế hệ tiền nhân và tổ tiên gia đình, dòng họ, dân tộc ta đã phát triển hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần thành một đạo lý và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, là tín ngưỡng và phụng thờ một Tổ tiên chung của toàn dân tộc - các Vua Hùng. Vì lẽ đó, thờ cúng Hùng Vương đã và đang có sức lan tỏa mãnh liệt, trở thành chất keo bền chặt gắn nghĩa đồng bào.
Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu khai mạc |
Ngày 02/04/2007, Nhà nước ta đã phê chuẩn Điều 73 của Luật Lao động, cho người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày Quốc lễ, mang đậm truyền thống đạo lý của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng có sức sống bền bỉ, vượt qua rào cản của các triều đại phong kiến, vượt lên trên sự khác biệt của các chế độ xã hội và sự khác biệt tôn giáo, vượt qua cả thời Bắc thuộc, vượt qua tất cả các thử thách trong lịch sử để có được biểu tượng cội nguồn duy nhất. Đó cũng là triết lý căn bản để tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng giữ vai trò trung tâm, đoàn kết tập hợp tất cả các thành phần, dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, hình thành một quốc gia thống nhất và mãi mãi trường tồn. Bộ Trưởng VH, TT&DL Hoàng Tuấn Anh trao bằng UNESCO công nhận Rất đông người dân tham dự Lễ hội Đền Hùng 2013. Ảnh: Phương Thanh
Ngày 06/12/2012, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Phát biểu tại Lễ đón nhận Bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” và khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2013 vào tối 13/4/2013 tại Trung tâm Lễ hội - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm nay, nhân dân ta có thêm niềm vui, niềm vinh dự, tự hào to lớn là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của nhân dân ta được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; lòng biết ơn, tôn kính đối với tổ tiên, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta được công nhận là di sản có giá trị mang tính toàn cầu, là sự đóng góp của dân tộc ta vào sự phong phú, đa dạng văn hóa của nhân loại”. Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng khẳng định: Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng vẫn được bền bỉ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của cả dân tộc. Đây chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, trường tồn và không ngừng phát triển.
"Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" cho Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ.
(Ảnh: Theo TTXVN)
Là người Việt Nam, ai ai cũng biết câu ca:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ Mùng mười tháng ba.
Câu ca đã nói lên tâm tư, tình cảm của mỗi người con dân nước Việt, dù đi đâu, làm gì, ngay trên đất mẹ hay ở xa Tổ quốc, hàng năm cứ đến ngày Giỗ Tổ đều mong muốn hành hương về Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước để được đắm mình trong bầu không khí trang nghiêm, linh thiêng, thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, ôn lại truyền thống hào hùng trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm đã là ngày quy tụ “con Lạc, cháu Hồng” khắp xa gần.
Nhớ lại ngày 19-09-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, gặp mặt và giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô, Người đã căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác, ngày nay, chúng ta càng quyết tâm phấn đấu nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực học tập, lao động sản xuất, phấn đấu cống hiến công sức, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa./.
Theo Báo ĐCSVN
(HBĐT) - Thực hiện Đề án diễn tập kết hợp với thực hiện các mục tiêu về xây dựng NTM, thời gian qua, CBCS LLVT tỉnh đã tuyên truyền, vận động 502 hộ dân hiến đất để làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi xã hội với tổng diện tích 61.968 m2, trong đó có 64 hộ gia đình dân quân, dự bị động viên đã tham gia hiến gần 11.000 m2 đất.
(HBĐT) - Ngày 16/4, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra hiện trạng khu di tích Quốc gia mộ cổ Đống Thếch tại xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi. Cùng tham gia đoàn công tác có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; Hoàng Thanh Mịch, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các Sở: VH-TT&DL, Tài chính, KH&ĐT, Văn phòng Tỉnh ủy và Thường trực Huyện ủy Kim Bôi.
(HBĐT) - Ngày 16/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I và định hướng tuyên truyền quý II năm 2013.
(HBĐT) - Sau 6 năm thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở Tân Lạc không chỉ tạo ra sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện mà việc “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác còn có sức lan tỏa, tạo sự chuyển biến cả về hành động và nhận thức của nhân dân trong toàn huyện.
(HBĐT) - Ngày 16/4, Chi bộ cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị sinh hoạt chuyên đề về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan.
(HBĐT) - Sáng 16/4, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư NL-XDTM Hoàng Sơn đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ CBCCVC giai đoạn 2010-2012 của tỉnh tại Sở Nội vụ. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Sở Tài chính và đại diện MTTQ tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.