Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh phát biểu thảo luận tại hội trường.
Trước hết tôi cơ bản đồng tình với Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của ủy ban liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của các vị đại biểu đã phát biểu trước tôi về một số vấn đề, ở đây tôi xin có ý kiến vào 2 nội dung.
Nội dung thứ nhất là tại Điều 13, Điều 14 liên quan đến chính sách thuế suất và ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể đánh giá lần này Ban soạn thảo đã bổ sung rất nhiều nội dung để ưu đãi. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta đặt ra quá nhiều mục tiêu cho nên để đạt được những quy định ưu đãi chúng tôi cho là tính khả thi không cao. Ví dụ quy định doanh nghiệp phải sử dụng 200 lao động trong toàn bộ thời gian và doanh thu dưới 20 tỷ, quy định này đúng như một số đại biểu phát biểu là tính khả thi không cao và sẽ khó thực hiện. Quy định được hưởng ưu đãi về thuế lại phải đầu tư 300 triệu đôla hoặc 6.000 tỷ, thời hạn giải ngân không quá 3 năm và doanh thu tối thiểu phải là 10.000 tỷ hoặc phải sử dụng trên 3.000 lao động. Tôi cho những quy định kép như vậy doanh nghiệp đạt được để được hưởng những ưu đãi là rất khó khăn.
Từ đó chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo cũng như các cơ quan thẩm tra nghiên cứu xác định mục tiêu nào là quan trọng, nếu xác định mục tiêu chúng ta sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để giảm sự động viên đối với doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hướng tới sự công khai, minh bạch trong chính sách thuế thì phải đặt mục tiêu làm sao đó để doanh nghiệp có thể tiếp cận được, từ chính sách thuế ưu đãi như vậy tác động vào doanh nghiệp và phát triển nền kinh tế. Nếu quy định một cách chặt chẽ và khó như vậy thì có lẽ có chính sách nhưng có tác động đến doanh nghiệp hay không thì rõ ràng là rất khó khăn mà chỉ tạo thêm những vấn đề, quy định những tiêu chí chúng tôi cho là khá lắt léo để tạo điều kiện cho cơ quan hành thu mà thôi. Chúng tôi xin đề nghị nghiên cứu kỹ nội dung này.
Vấn đề thứ hai, tại kỳ họp lần này Hội đồng Dân tộc có gửi cho các vị đại biểu Quốc hội Báo cáo giám sát về thực hiện Điều 28 của Luật đầu tư, đặc biệt là nói về việc thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Trong báo cáo có nêu trong thời gian gần đây, đặc biệt là 3 năm gần đây, từ khi Luật đầu tư được ban hành, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay kỳ vọng của Quốc hội đưa ra là thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn và khó khăn hầu như đạt được không đáng kể. Tỷ lệ doanh nghiệp, tỷ lệ dự án đầu tư vào vùng này không những không tăng mà trong 3 năm trở lại đây là có xu hướng giảm, giảm cả về số dự án, giảm cả về số vốn đăng ký và số vốn thực hiện. Nguyên nhân được chỉ ra là chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn không tạo ra lợi thế so sánh giữa các vùng miền thuận lợi và khó khăn. Không thu hút và chưa đủ sức để thu hút được các doanh nghiệp đến được các vùng này để chúng ta phát triển hài hòa giữa các vùng miền trong cả nước.
Chính vì vậy, tại Điều 13 về thuế suất thì chúng tôi đề nghị là bổ sung thêm là đối với doanh nghiệp đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng thuế suất ưu đãi ở mức 5% và doanh nghiệp mà sử dụng thu hút được nhiều lao động là người dân tộc thiểu số có thể là tỷ lệ 50% trở lên thì cũng được ưu đãi ở mức thuế suất thấp hơn.
Chúng tôi đề nghị như vậy. Nếu chúng ta đưa vào là điều kiện kinh tế xã hội khó khăn cũng được ưu đãi 10% như là đầu tư vào khu công nghệ cao, khu chế xuất thì như vậy khoảng cách về sự phát triển kinh tế xã hội giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi nó sẽ tiếp tục kéo dài và đời sống của vùng khó khăn sẽ tiếp tục là doãng ra.
Cho nên chúng tôi đề nghị vấn đề này cũng là vấn đề trong báo cáo kiến nghị của Hội đồng Dân tộc đối với Quốc hội, chúng tôi cũng mong muốn là Quốc hội nghiên cứu và xem xét ở ý như vậy.
Vấn đề thứ hai là liên quan đến ưu đãi, trên cơ sở các bổ sung tại Điều 13, thì tại Điều 14 chúng tôi đề nghị nên rà soát lại về các tiêu chí kép để các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thời gian, mức thuế xuất và rà soát lại đối với các doanh nghiệp đầu tư vào vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn cũng được hưởng chế độ ưu đãi một cách nó thuyết phục hơn để thu hút đấu tư vào các vùng này nó thuận lợi hơn.
(HBĐT) - “Kiểm tra, giám sát (KTGS) là một bộ phận quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng. Không KTGS thì coi như không có sự lãnh đạo, bởi qua thực thực tiễn đã chứng minh, thời điểm nào cấp ủy và UBKT Đảng ủy lơ là nhiệm vụ này thì mức độ hoàn thành nhiệm không cao, có khi còn nảy sinh phức tạp, khúc mắc. Chính từ vai trò và tầm quan trọng đó nên cấp ủy và UBKT xã Hợp Thịnh luôn chú trọng công tác KTGS, coi đó là nhiệm vụ then chốt hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ”- đó là chia sẻ của đồng chí Vũ Đức Trí, Phó Bí thư TT, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Vừa qua, tại xã Tân Thành, Huyện đoàn Lương Sơn đã tổ chức lễ ra quân và các hoạt động hưởng ứng chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2013. Tham gia có gần 600 ĐV-TN đến từ các cơ sở đoàn, đoàn trực thuộc trên địa bàn huyện và đoàn tình nguyện của Học viện An ninh nhân dân.
(HBĐT) - Theo Chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, chiều 24/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cùng các Đoàn Đắk Lắk, Hưng Yên thảo luận ở tổ về Dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, của Quốc hội; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 5, chúng tôi có dịp tham gia các hoạt động hưởng ứng chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2013 do Thành đoàn Hòa Bình tổ chức tại xã Hoà Bình (thành phố Hoà Bình). Giữa những ngày cao điểm nắng nóng, mới 7 giờ sáng, nắng đã dát vàng trên sân trường tiểu học của xã, song trên khuôn mặt của hơn 400 ĐV-TN đến từ các cơ sở đoàn, đoàn trực thuộc không hề hiện lên sự mệt mỏi, ai nấy đều hào hứng, sẵn sàng tham gia các hoạt động hưởng ứng.
(HBĐT) - Báo Hoà Bình phối hợp với Sở NN & PTNT vừa chính thức phát động Cuộc thi viết về chủ đề Xây dựng nông thôn mới trên Báo Hoà Bình năm 2013-2014.
(HBĐT) - Ngày 24/5, BTV Thành ủy Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TƯ, ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; NQ số 21-NQ/TƯ, ngày 22/11/2012 của BCHT.Ư Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020”. Dự hội nghị có gần 250 đại biểu là các đồng chí UVBCH Đảng bộ thành phố khóa XI; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể CT-XH; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, phường và bí thư các chi, Đảng bộ cơ sở.