Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 (ảnh: Đăng Khoa).

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 (ảnh: Đăng Khoa).

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã có tác dụng răn đe. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, vẫn diễn ra với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

 

Phát hiện hơn 12.600 tỷ đồng sai phạm

Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày trong sáng 22-10 tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII, cho biết, hoạt động thanh tra phát hiện vi phạm hơn 12.600 tỷ đồng, 1.438 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 5.000 tỷ đồng và 1.374 ha đất. Kết quả thu hồi cụ thể được 2.390 tỷ đồng, 18,2 ha đất, xử phạt vi phạm hành chính 324,7 tỷ đồng. Đồng thời, ngành cũng kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 550 tập thể, 1.051 cá nhân.

Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính trong năm 2012 đối với niên độ ngân sách 2011 là 14.710,8 tỷ đồng, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm để xử lý đối với 27 cá nhân; chuyển bảy hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra.

Riêng về tham nhũng, trong năm 2013, ngành thanh tra phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan với số tiền 117,5 tỷ đồng; đã thu hồi 59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với bốn tập thể, 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 11 vụ, 34 đối tượng.

Phát hiện, xử lý tham nhũng chưa nghiêm


Ngày làm việc thứ hai của Quốc hội (ảnh: Đăng Khoa)

Theo Báo cáo của Chính phủ, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm nay còn có những hạn chế như việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu. Tham nhũng được phát hiện chủ yếu qua dư luận xã hội, báo chí hoặc khi có cơ quan chức năng vào làm việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán mới phát hiện sai phạm.

Hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách về PCTN còn hạn chế; vai trò của xã hội trong lĩnh vực này chưa phát huy đầy đủ. Công tác giám sát, kiểm tra, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên; công tác kiểm toán, thanh tra, điều tra hiệu quả chưa cao; việc xử lý hành vi tham nhũng trong một số trường hợp còn chưa nghiêm, chưa kịp thời, còn có biểu hiện nương nhẹ.

Vẫn còn tình trạng lợi dụng các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ để xử lý hành vi tham nhũng bằng biện pháp kỷ luật hành chính, hoặc áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung hình phạt hoặc hưởng án treo, phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ.

Lý giải về những tồn tại này, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho rằng, một số cơ quan, đơn vị, người đứng đầu chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi bị buông lỏng. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở một số nơi chưa tốt; kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, có biểu hiện nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.

Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật liên quan tới phát hiện, xử lý tham nhũng còn khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN có nhiều quy định mang tính hình thức, thiếu tính khả thi, thiếu những giải pháp có tính đột phá; mô hình, tổ chức các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng chưa hợp lý và đủ mạnh.

Lúng túng trong xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Đề cập trong Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (UBTP), Chủ nhiệm UBTP Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng, hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức.


Chủ nhiệm UBTP Quốc hội Nguyễn Văn Hiện (ảnh: Đăng Khoa)

Trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, chưa có cơ chế khả thi để kiểm soát tính chính xác của việc kê khai tài sản; chưa có biện pháp xử lý đối với tài sản có giá trị lớn tăng lên bất thường mà người kê khai không chứng minh được tính minh bạch, hợp pháp của tài sản tăng thêm. Việc kê khai tài sản, thu nhập mới chỉ dựa vào sự tự giác; việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cán bộ, công chức thường xuyên công tác chưa được thực hiện đồng bộ hoặc phát huy tác dụng. Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan rất khó biết thực tế số lượng tài sản của người có chức vụ, quyền hạn. Điển hình như, một số lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích nhận lương tiền tỷ mỗi năm, có nơi đến 2,6 tỷ đồng/người/năm và kéo dài nhiều năm, nhưng công tác kê khai, minh bạch tài sản không phát hiện được - điều này cho thấy tính hình thức của biện pháp này.

Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị xảy ra tham nhũng còn lúng túng, có biểu hiện không nghiêm minh. Mặc dù số lượng các vụ án tham nhũng năm nay được phát hiện, xử lý tăng nhưng việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng lại giảm 14% so với cùng kỳ năm trước; mới chỉ xử lý trách nhiệm một số trường hợp người đứng đầu có liên đới hoặc đồng phạm với người có hành vi tham nhũng; một số nơi cấp ủy, chính quyền địa phương còn nể nang trong việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng.

UBTP cho rằng, phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn yếu và là hạn chế đã kéo dài nhiều năm, nhưng khắc phục rất chậm. Ở hầu hết các địa phương mà cơ quan này tiến hành giám sát, khảo sát, số vụ phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra. Số tiền, tài sản sai phạm có liên quan đến tham nhũng phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm toán lớn, nhưng kiến nghị thu hồi khoảng hơn 40%. Số thu hồi được còn thấp hơn nữa, đạt dưới 50% khoản tiền, tài sản kiến nghị thu hồi. Có một số địa phương trong hơn hai năm thực hiện 804 cuộc thanh tra, nhưng chỉ phát hiện một, hai vụ tham nhũng nhỏ và kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính.

Do đó, UBTP kiến nghị, cần tập trung lực lượng hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, khắc phục những sơ hở trong quản lý kinh tế, xã hội, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm và tính độc lập của cơ quan thanh tra, kiểm toán trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.

* Tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt rất thấp. Trong kỳ báo cáo, số vụ án tham nhũng gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng, 51 nghìn lượng vàng SJC và 155 nghìn m2 đất, nhưng chỉ thu hồi, nộp ngân sách Nhà nước hơn 900 tỷ đồng, đạt dưới 10% số tiền, tài sản tham nhũng phải thu hồi (Báo cáo thẩm của UB Tư pháp của Quốc hội).

* Một số dạng sai phạm trên lĩnh vực quản lý Nhà nước dễ xảy ra tham nhũng: tín dụng, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.

 

                                                                     Theo Báo ND

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Hoàng Thị Chiển, UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban TT BCĐ thực hiện QCDC tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.
Nửa nhiệm kỳ qua, Huyện ủy Lạc Thủy đã ban hành NQ chuyên đề về công tác GD&ĐT đến năm 2015, qua đó huy động nhiều nguồn lực đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Ảnh chụp tại trường THPT Lạc Thủy.
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đại biểu trao đổi kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp.

Mục tiêu năm 2014: Ổn định kinh tế vĩ mô

Một trong các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội là kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6%/năm, GDP bình quân đầu người khoảng từ 2.200 đến 2.300 USD vào năm 2015.

Năm chủ đề “nóng” trong đời sống xã hội qua ý kiến cử tri

Hơn 1.100 ý kiến của nhân dân gửi tới Quốc hội tập trung vào năm vấn đề lớn: sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai, kinh tế - xã hội, y tế - môi trường, an toàn giao thông và phòng, chống tham nhũng.

Tăng cường sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Lương Sơn luôn chú trọng củng cố, xây dựng và tăng cường sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đến nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong huyện tiếp tục được củng cố, tăng cường và không ngừng mở rộng, quy tụ được sức mạnh của các giai cấp, tổ chức, đoàn thể, hội nghề nghiệp và nhân dân. Tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên tham gia các tổ chức ngày càng tăng; hoạt động đã dần đi vào chiều sâu, góp phần đáng kể vào thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các chương trình phát triển KT-XH của địa phương.

Khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII

Khai mạc 9 giờ sáng nay, 21-10, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII kéo dài đến hết ngày 30-11. Đây là kỳ họp cuối năm và cũng là kỳ họp đánh giá lại chặng đường ba năm qua với nhiều nội dung quan trọng: thông qua Dự thảo Hiến pháp 1992, thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII

Hôm nay, 21-10, Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 6 tại Thủ đô Hà Nội.

Giao ban cụm thi đua Hội nhà báo các tỉnh, thành phố dọc quốc lộ 6

(HBĐT) - Ngày 19/10, tại tỉnh Sơn La, Hội nhà báo tỉnh Sơn La tổ chức giao ban báo chí cụm thi đua Hội nhà báo các tỉnh, thành phố dọc quốc lộ 6 với chủ đề “Nâng cao chất lượng hoạt động Hội và đạo đức nghề nghiệp người làm báo”. Đến dự có đại diện lãnh đạo, hội viên Hội nhà báo các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục