Đại biểu QH Bạch Thị Hương Thủy phát biểu tại Hội trường

Đại biểu QH Bạch Thị Hương Thủy phát biểu tại Hội trường

(HBĐT) - Chiều 13/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường Quy hoạch tổng thể về thủy điện và việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.

 

Đa số các ý kiến đều tán thành với việc phải ban hành Nghị quyết Quy hoạch tổng thể về thủy điện và sự cần thiết phải sửa đổi Nghị quyết số 38. Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng: Ở nước ta, thủy điện đóng vai trò rất quan trọng đối với bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài vai trò cung cấp điện lượng, thủy điện còn tham gia chống lũ, chống hạn, cấp nước sinh hoạt, sản xuất. Trong số các công trình thủy điện hiện nay, phải kể tới công trình thuỷ điện Hoà Bình. Công trình nằm trên địa phận thành phố Hoà Bình, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 75 km về phía Tây. Thuỷ điện Hoà Bình  là bậc  thang cuối cùng thuộc hệ thống các bậc thang thuỷ điện trên sông Đà. Công trình bao gồm 8 tổ máy, công  suất mỗi  tổ máy 240 MW (Mê ga oát) và tổng công suất  lắp đặt là 1.920 MW. Thuỷ điện Hoà Bình được khởi công xây dựng ngày 06/11/1979. Đây là công trình có qui mô lớn bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á. Sau 15 năm xây dựng, lắp đặt và đưa dần các tổ máy vào vận hành, công trình đã được khánh  thành ngày 20/12/1994, đánh dấu một bước nhảy vọt về sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam nói chung và ngành điện nói  riêng. Với các chức năng, nhiệm vụ quan trọng, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình thực sự là một cơ sở công  nghiệp năng lượng lớn và có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Kể từ khi phát điện tổ máy đầu tiên đến nay, Nhà Máy đã sản xuất được gần 175 tỷ kWh (ki lô oát giờ). Có nhiều năm sản  lượng cao vượt  thiết kế như các năm 2007, 2008, 2012 đạt từ 9 đến 10 tỷ kWh. Bên cạnh việc cấp điện cho nền kinh tế quốc dân, Thủy điện Hòa Bình còn đóng vai trò là công trình thuỷ lợi lớn, được thiết kế với cấp đặc biệt. Với khả năng cắt lũ lớn đến hàng chục nghìn m/s trong mùa  lũ và chủ động điều tiết được dòng chảy trong mùa  khô, Công  trình đã hạn chế cơ bản  những tác động xấu bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đồng  thời  tạo điều kiện  thuận  lợi cho sản xuất.

 

Để xây dựng công trình thủy điện mang tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Các hộ dân đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phải di chuyển tới cả khắp các địa phương trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên, trong điều kiện không có chính sách thu hồi, bồi thường, tái định cư hỗ trợ sản xuất. Ngoài mấy chục ngàn hỗ trợ thuê phương tiện chuyển đồ đạc và người chạy khỏi vùng ngập, kèm mấy chục cân gạo đủ ăn trong 6 tháng, số hộ dân còn lại tự chuyển vén tại chỗ tránh ngập. Với khẩu hiệu  “Tất cả vì dòng điện ngày mai”. Để hỗ trợ đồng bào khắc phục khó khăn ổn định cuộc sống, theo đề nghị của tỉnh Hòa Bình, trong vòng 30 năm qua Chính phủ đã phê duyệt các dự án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, với tổng mức kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng (tương đương 1/26 của Dự án thủy điện Sơn La; 1/12 của Dự án thủy điện Lai Châu). Tuy nhiên, mục tiêu của Chính phủ đề ra theo Quyết định số 1588/QĐ – TTg về phê duyệt Đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009 – 2015 với mục tiêu: Xóa hết hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo, phát triển sản xuất nông - lâm – ngư – nghiệp, nâng dần mức sống của nhân dân, tiến tới ổn định đời sống nhân dân vùng hồ; Thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với phòng hộ hồ thủy điện Hòa Bình, nâng tỷ lệ độ che phủ các xã vùng hồ lên 60%; sắp xếp điều chỉnh lại mật độ dân cư ở một số xóm, bản ven hồ cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng nơi để ổn định và phát triển lâu dài; hoàn thành cơ bản hệ thống công trình cơ sở hạ tầng của các xã vùng hồ ngang bằng với các khu vực khác trong tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ đời sống nhân dân; Giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội các xã vùng hồ là khó có thể đạt được. Trong khi tỷ lệ hộ nghèo của khu vực này có tới 6 xã lên đến 60%, còn lại phần lớn là các hộ cận nghèo. Đồng bào thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu vốn và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém là nguyên nhân chính kéo dài tình trạng đói nghèo của các hộ dân khu vực này.

 

Từ những vấn đề đặt ra, cá nhân tôi và cử tri tỉnh Hòa Bình tiếp tục kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ địa phương xây dựng các khu tái định cư tập trung phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, gắn với giải quyết đất sản xuất cho các hộ dân, trên cơ sở rà soát, phân bổ lại đất sản xuất của các nông lâm trường đang quản lý; tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là đường giao thông, cơ sở y tế, điện sinh hoạt và sản xuất. Trước mắt, sớm xem xét phê duyệt và triển khai kết quả rà soát, bổ sung dự án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng thủy điện Hòa Bình, theo Quyết định số 1588 ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 40 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII; hình thành gói tín dụng ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay, hạn mức phù hợp tạo điều kiện cho hộ dân được vay để tạo nguồn vốn và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững;dddề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết quy hoạch tổng thể về thủy điện, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế chính sách về di dân, tái định cư các dự án thủy điện phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.

 

               

Bích Ngọc – Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (TH)

 

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục