Đồng chí Phạm Quang Vinh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy.

Đồng chí Phạm Quang Vinh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy.

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy đang vững vàng trên thế và lực mới. Để có sự phát triển đột phá, toàn diện như hiện nay, yếu tố then chốt là sự đổi mới từ tư duy đến hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện. Đây sẽ tiếp tục là yếu tố then chốt tạo nên sức mạnh đưa huyện Lạc Thủy tiến lên, xứng đáng nằm trong vùng động lực phát triển KT-XH của tỉnh Hoà Bình.

 

Cùng với mức xuất phát điểm thấp, huyện Lạc Thủy phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình phát triển KT-XH. Trong đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế được xem là bài toán khó đặt ra cho chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy. Để giải được bài toán đó, huyện đã xác định cần phải đổi mới từ tư duy đến hành động. Quyết tâm đổi mới, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn tìm hướng đi riêng, dám nghĩ, dám làm nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện, khẳng định được vị thế của địa phương trong sự phát triển chung của tỉnh. 

 

Với vị trí địa lý khá thuận lợi, huyện Lạc Thủy nằm trong thế trận phòng thủ của tỉnh, là địa bàn nối liền vùng miền núi với đồng bằng, giáp ranh với thủ đô Hà Nội. Đây cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Nhận thấy rõ những tiềm năng, lợi thế, đồng thời, xác định được những khó khăn, thách thức, Lạc Thủy đã tập trung ưu tiên cao nhất cho việc triển khai các cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế. Trong đó, hệ thống chính trị các cấp đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo trong hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch hành động, triển khai thực hiện bằng lối tư duy mở và những quyết sách cụ thể, kịp thời. Qua đó đã góp phần tạo được sức bật mới, diện mạo mới cho bộ mặt KT-XH của huyện những năm qua. 

 

Trong phát triển KT-XH, điểm nhấn đầu tiên thể hiện rõ sự đổi mới tư duy kinh tế của Lạc Thủy đó là những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như những năm trước đây, chưa thoát khỏi lối tư duy cũ chỉ tập trung vào sản xuất lương thực mang nặng tính tự cung, tự cấp thì đến nay, ngành nông nghiệp của huyện đang từng bước hướng tới nền sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế bền vững. Về lâm nghiệp, hiện nay, trên địa bàn huyện đã không còn đất trống, đồi núi trọc, trình độ thâm canh rừng của người dân ở mức cao. Cùng với kinh tế đồi rừng đang trên đà phát triển, gần đây, huyện đã mạnh dạn đầu tư cho các loại cây, con đặc sản mang lợi thế so sánh và tính hàng hóa như cam, chè, lạc, gà đồi chú trọng đưa tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Chính hướng đi này đã giúp Lạc Thủy tạo bước đột phá cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra hàng ngàn ha rừng kinh tế, trên 2.000 tấn cam chất lượng cao, xuất hiện nhiều tỷ phú trang trại nhờ SX-KD giỏi.

 

       

Huyện Lạc Thủy xác định phát triển cây cam trở thành loại cây mũi nhọn góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp.

 

 

Một điểm nhấn khác cũng cho thấy tư duy kinh tế mới của chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy, đó là sự phát triển của ngành du lịch - dịch vụ. Phát huy lợi thế là địa phương có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, huyện đã tập trung khai thác đưa du lịch - dịch vụ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn với sự đầu tư phù hợp, từng bước tăng dần tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Nếu như tính từ năm 2012 trở về trước, bình quân mỗi năm, Lạc Thủy thu hút khoảng 300.000 - 400.000 lượt du khách thì đến năm 2013 đã thu hút khoảng 600.000 lượt du khách. Với đà tăng trưởng này, Lạc Thủy phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt mục tiêu thu hút trên 1 triệu lượt du khách, đưa huyện trở thành điểm du lịch quốc gia, nâng tổng thu nhập từ du lịch lên hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

 

Kết quả trên có được là do cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy luôn nhận thức sâu sắc, đúng đắn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Nhiều năm lại  đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân đạt mức từ 13,8 -14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Thu nhập bình quân đạt 22,6 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện tính đến hết năm 2013 chỉ còn 14,95%. Kinh tế phát triển đã tích cực góp phần chăm lo, thúc đẩy sự nghiệp GD-ĐT, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao, chất lượng sinh hoạt văn hóa, thể thao được chú trọng. Cùng với đó, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác chăm sóc người có công, gia đình chính sách được đẩy mạnh. Các hoạt động hướng tới cộng đồng phát triển rộng khắp. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. AN-QP được củng cố, giữ vững...

 

Đặc biệt, trong sự phát triển chung, không thể không nói đến những thành tựu nổi bật trong việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội. Ba năm (2010 - 2013), tổng vốn đầu tư xã hội của huyện đạt khoảng 2.406 tỷ đồng, trong đó, NSNN 762,8 tỷ đồng, huy động từ doanh nghiệp và nhân dân 1.283,2 tỷ đồng. Hiện nay, trung bình mỗi năm, huyện huy động được khoảng 400 - 500 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó, nguồn vốn từ NSNN chỉ chiếm khoảng 30 - 35%, còn lại là nguồn địa phương huy động từ nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, kết quả này cho thấy quyết tâm, nội lực của huyện Lạc Thủy, thể hiện sự đổi mới một cách toàn diện về tư duy phát triển của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện.

 

     

Phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh đã tạo sức bật cho KT-XH huyện Lạc Thủy những năm qua. Ảnh: Thừa ủy quyền của lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phạm Quang Vinh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy trao cờ thi đua xuất sắc của tỉnh cho các đơn vị. Ảnh: T.T

 

Ghi nhận sự phấn đấu, nỗ lực trong những năm qua, năm 2013, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì; ngành GD&ĐT, BTC Huyện ủy được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba; Ban CHQS huyện được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ tổ quốc hạng ba. Có được vinh dự lớn lao đó, Lạc Thuỷ xác định yếu tố quan trọng nhất đó là đổi mới tư duy, tích cực hội nhập, tạo được sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Chính sự đồng thuận đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của huyện Lạc Thủy. Trong tương lai, sự đồng thuận sẽ tiếp tục trở thành nguồn sức mạnh để đưa Lạc Thủy phát triển lên những tầm cao mới.

 

 

 

                                                 Phạm Quang Vinh

               (Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy)

 

 

 

 

Các tin khác

BTC Huyện ủy Lạc Thủy làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ một cách toàn diện.
Để làm tốt công tác tham mưu cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát, UBKT Huyện ủy Kỳ Sơn thường xuyên duy trì hoạt động giao ban chuyên môn hàng tuần, tháng.
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công dự án quốc lộ 21.

LĐLĐ huyện Cao Phong: Sôi nổi các phong trào thi đua lao động giỏi

(HBĐT) - Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong những năm qua, LĐLĐ huyện Cao Phong luôn khơi dậy tiềm năng và phát huy sáng tạo của công nhân viên chức, người lao động trên địa bàn thông qua các phong trào thi đua.

Công đoàn cơ sở xã cư yên (Lương Sơn): Điển hình trong phong trào xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh

(HBĐT) - Tổ chức công đoàn cơ sở xã Cư Yên (Lương Sơn) được thành lập từ năm 2007, đến nay công đoàn xã có 41 đoàn viên công đoàn. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền cũng như sự quan tâm hướng dẫn của LĐLĐ huyện Lương Sơn hoạt động công đoàn xã Cư Yên đã đem lại nhiều kết quả khả quan.

Quy định chi tiết về tài chính công đoàn

(HBĐT) - Theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/ 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn, đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại khoản 2, điều 26, Luật Công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.

Văn phòng Tỉnh ủy phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2014

(HBĐT) - Ngày 20/12, Văn phòng Tỉnh ủy đã tổ chức tổng kết công tác văn phòng cấp ủy (VPCU) năm 2013, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2014. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác Nội vụ năm 2013

(HBĐT) - Sáng 20/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014. Đồng chí Nguyễn Thái Bình, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì hội nghị.

Kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hoà Bình khoá XIX

(HBĐT) - Trong 3 ngày (18 – 20/12), HĐND thành phố Hoà Bình khoá XIX đã tổ chức kỳ họp thứ 7 nhằm đánh giá tình hình phát triển KT – XH; nhiệm vụ thu, chi ngân sách trên địa bàn năm 2013; kế hoạch phát triển KT – XH năm 2014 và thảo luận, thông qua một số vấn đề quan trọng khác của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục