Chợ trung tâm cụm xã Lũng Vân (Tân Lạc) tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư trên địa bàn giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa.

Chợ trung tâm cụm xã Lũng Vân (Tân Lạc) tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư trên địa bàn giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa.

(HBĐT) - Với tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, quân và dân các dân tộc trong tỉnh vừa tích cực sản xuất, vừa chiến đấu, vừa độc lập tác chiến, phối hợp chiến đấu chặt chẽ với bộ đội phòng không chính quy và lực lượng không quân QĐND Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu và quyết giành chiến thắng. Tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu là quân dân xã Lũng Vân (Tân Lạc).

 

Vào khoảng 16h ngày 10/5/ 1972, với tinh thần cảnh giác cao, quân dân xã Lũng Vân đã phát hiện kịp thời, triển khai nhanh lực lượng vây bắt giặc lái nhảy dù. Mặc dù thời tiết mưa gió, địa hình đồi núi hiểm trở, các chiến sỹ Lũng Vân vẫn kiên trì thít chặt vòng vây quyết bắt sống giặc lái Mỹ. Sáng 11/5/1972, quân đội Mỹ sử dụng trên 120 lần máy bay, thả hàng trăm tấn bom, đạn và trận địa bao vây của dân quân du kích Lũng Vân hòng giải thoát cho tên giặc lái. Mặc dù một số đồng chí bị thương vong nhưng các chiến sỹ dân quân Lũng Vân vẫn kiên cường bám địch, khép chặt vòng vây, phối hợp với các đơn vị trực chiến xã bạn dũng cảm đánh trả máy bay địch và bắt sống giặc lái, thu toàn bộ vũ khí và tang vật. Thắng lợi của quân dân xã Lũng Vân đã mở đầu cho phong trào bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái của quân và dân tỉnh ta trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của giặc Mỹ. Những chiến công đó là hành động thiết thực của quân dân Lũng Vân chia lửa với tiền tuyến lớn để ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước oanh liệt của dân tộc.

 

Phát huy truyến thống đơn vị Anh hùng LLVTND, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lũng Vân cùng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh và phát triển.

 

Nhờ huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đường lên “Thung lũng mây” tuy quanh co, đèo dốc nhưng mặt đường đã được trải nhựa, thảm bê tông êm thuận, tạo điều kiện cho dân cư trên địa bàn mở mang giao lưu, tiêu thụ sản phẩm nông - lâm sản. Đêm về, điện đã bừng sáng những nếp nhà sàn ở 12 xóm từ hệ thống điện lưới quốc gia. Với vị trí là trung tâm cụm xã của 5 xã vùng cao của huyện gồm Lũng Vân, Quyết Chiến, Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Luông, bằng nguồn vốn do Nhà nước đầu tư và công sức, tiền của do nhân dân đóng góp, hệ thống điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, GTNT ở Lũng Vân được xây dựng khá đồng bộ. Đặc biệt, chợ phiên Lũng Vân được tổ chức vào thứ ba hàng tuần đã thực sự trở thành trung tâm giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa giữa miền xuôi với miền ngược và người dân trong khu vực.

 

 Với cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 88%, người dân Lũng Vân đã tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị kinh tế cao vào thâm canh. Đến nay, với trên 280 ha ngô 2 vụ, cây ngô ở Lũng Vân đã thực sự giữ vai trò là cây XĐ-GN, mang lại hiệu quả canh tác bền vững và đang từng bước trở thành hàng hóa. Bên cạnh đó, những năm gần đây, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xã đã đưa một số giống cây mới vào trồng thử nghiệm mô hình như cam, quýt bước đầu đã đem lại hiệu quả, mở hướng đi mới để Lũng Vân phát triển vùng cây có múi của huyện. Bên cạnh đó, người dân các xóm Lư, Bách 2, Chiềng đã tận dụng có hiệu quả điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để từng bước mở rộng diện tích trồng su su lấy ngọn. Với trên 5 ha, rau su su của xã Lũng Vân đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, người dân Lũng Vân đã tận dụng diện tích chăn thả để phát triển chăn nuôi đại gia súc với đàn trâu, bò, ngựa và lợn bản địa là vật nuôi chủ lực trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

 

Đi đôi với đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lũng Vân luôn chú trọng bảo tồn, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; chăm lo phát triển sự nghiệp GD&ĐT, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Đến nay, thu nhập bình quân đạt gần 8 triệu đồng/ người/năm. Hàng chục năm qua xã giữ vững là địa bàn không có các TNXH, an ninh nông thôn được đảm bảo, TTATXH luôn ổn định và giữ vững. Đó là cơ sở và nền tảng quan trọng để “chốt thép” năm xưa tự tin, vững vàng trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

 

 

                                                                                    

 

                                                                                  Đ.P

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục