Các thế hệ lãnh đạo, hội viên Hội Nhà báo tỉnh với các nhà báo nữ trong buổi gặp mặt kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng  Việt Nam. Ảnh: Minh Tuấn

Các thế hệ lãnh đạo, hội viên Hội Nhà báo tỉnh với các nhà báo nữ trong buổi gặp mặt kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Ảnh: Minh Tuấn

(HBĐT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Đặc biệt, Người luôn quan tâm đến đạo đức của nghề báo, coi đây là nội dung quan trọng mang giá trị trường tồn, góp phần to lớn vào định hướng và đào tạo cho các thế hệ nhà báo Việt Nam. Bản thân Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức của một nhà báo cách mạng.

 

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng nói chung, đạo đức nghề báo nói riêng là phẩm chất tốt đẹp nhất, là nguyên tắc, chuẩn mực, đánh giá và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của người làm báo. Do đó, đạo đức là cái gốc, là có sở nền tảng của người cách mạng. Người khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” (1). Đạo đức nghề báo đòi hỏi người làm báo cần tránh những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, giữ vững lòng tin của nhân dân, của xã hội đối với lực lượng báo chí cách mạng nói chung và đối với mỗi người làm báo nói riêng.

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý xây dựng nhân cách nhà báo cách mạng, nội dung quan trọng hàng đầu mang tính nền tảng là phải có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nhà báo cũng phải là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Vì vậy, ... Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau rồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động (2). Khi dự Đại hội lần thứ III, Hội Nhà báo Việt Nam tháng 9/1962, Người chỉ rõ: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang viết là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng (3). Với tư cách là một nhà báo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự trau dồi đạo đức, phong cách của người chiến sĩ trên mặt trận báo chí và chính Người đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của báo chí cách mạng nước ta. Vấn đề hàng đầu Người đòi hỏi ở các nhà báo là phải có phẩm chất chính trị vững vàng; biết đấu tranh và dám đấu tranh ủng hộ cái tốt, xóa bỏ cái xấu. Trong thư gửi anh em văn hoá và trí thức Nam bộ ngày 25/5/1947, Người viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà" (4).

 

Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị - xã hội với mục đích phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, nhà báo phải là chiến sĩ trên mặt trận cách mạng. Do vậy, nhà báo phải có lập trường chính trị vững vàng; Người coi đây là tiêu chuẩn và yêu cầu hàng đầu của người làm báo: "phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình. Cần phải luôn luôn cố gắng, mà cố gắng thì nhất định thành công" (5). Tại Đại hội lần thứ II, Hội Nhà báo Việt Nam ngày 16/4/1959, Người nói: “Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành...) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta phải có đường lối chính trị đúng" (6). Như vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và hết sức vẻ vang nhưng để làm tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, đi sâu vào nghiệp vụ, nghề nghiệp của mình.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi báo chí vừa là một bộ phận cấu thành văn hoá, vừa là phương tiện xây dựng, truyền bá văn hoá; vừa là đội quân tiên phong trong công tác tư tưởng. Ngoài ra, Người sớm nhận ra vai trò to lớn của báo chí trong đấu tranh xã hội, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Trước quần chúng, phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, yêu kính nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân; phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đảng ta là Đảng lãnh đạo cách mạng. Báo chí là công cụ lãnh đạo của Đảng, ngoài lợi ích của nhân dân, người làm báo cách mạng không có lợi ích nào khác. Nhà báo phải có ý thức trách nhiệm trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mặc dù, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không thuộc phạm trù đạo đức, nhưng ý thức trách nhiệm trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì thuộc phạm trù đạo đức.

 

Trong Đại hội lần thứ năm Quốc tế Cộng sản vào tháng 7/1924, Nguyễn ái Quốc đã trình bày quan điểm của mình về vai trò của báo chí: “Báo chí cộng sản chủ nghĩa có nhiệm vụ làm cho các chiến sĩ của chúng ta hiểu rõ vấn đề thuộc địa, làm thức tỉnh sự đồng tình hưởng ứng quần chúng lao động của các nước thuộc địa, tranh thủ họ tham gia sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản" (7). Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: làm báo là để thức tỉnh quần chúng nhân dân lao động, giai cấp thợ thuyền, đồng thời Người cũng yêu cầu báo chí, các nhà báo cách mạng phải thức tỉnh quần chúng, giúp người đọc tự nhận thức được các vấn đề trong nước và quốc tế, kinh tế và chính trị văn hoá và đạo đức giúp cho người đọc hiểu và có đủ khả năng nhận thức được thế giới xung quanh một cách đúng đắn, từ đó có hành vi ứng xử thích hợp với một quan điểm đúng đắn.

 

Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức của người làm báo chân chính là phải chuyên nghiệp trong cách hành nghề, trung thực, khách quan và tôn trọng sự thật. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn và Rửa mặt phải kỳ xát vài ba lần mới sạch. Viết văn, diễn thuyết cũng phải như vậy" (8).  Mặt khác, Người yêu cầu người làm báo phải viết giản dị và đúng sự thật, không nên chỉ viết cái tốt và che giấu cái xấu; trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không  thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, lòng ích kỷ của bản thân.

 

Tư tưởng đạo đức nghề báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ những người làm báo cách mạng mà còn là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Hướng tới kỷ niệm 89 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2014, chúng ta cần quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng đạo đức nghề báo của Người. Năm tháng đã và sẽ qua đi nhưng tư tưởng đạo đức nghề báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục định hướng cho sự nghiệp xây và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau.

 

 

(1), (4), (8), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội. 2011, tr.292, 157, 342.

(2),(3) Hồ Chí Minh toàn tập, tập13, Nxb CTQG, Hà Nội. 2011, tr.466

(5),(6) Hồ Chí Minh toàn tập, tập12, Nxb CTQG, Hà Nội. 2011, tr.167,166.

(7) Hồ Chí Minh toàn tập, tập1, Nxb CTQG, Hà Nội. 2011, tr.300.

 

 

 

 

                                                 Nguyễn Tiến Đạt

                     (Khoa Triết học Mác - Lênin, trường Đại học Chính trị

                               phường Vệ An, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)

 

 

Các tin khác

Thời gian qua, thôn Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn) đã xây dựng nhiều mô hình về thâm canh lúa và trồng rau hữu cơ góp phần nâng cao hiệu quả lao động sản xuất của người dân.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phóng viên Báo Hòa Bình tác nghiệp tại Đại hội TDTT tỉnh lần thứ V năm 2014.

Đổi mới tuyên truyền hướng về cơ sở

(HBĐT) - Khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn kinh phí chi thường xuyên hạn chế, địa bàn rộng, phức tạp, nhân lực mỏng, nhiều năm qua, Đài TT -TH huyện Lạc Thủy luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị là sản xuất các chương trình PT -TH tại địa phương, tiếp âm, tiếp sóng hệ thống đài cấp trên với chất lượng ngày càng cải thiện. Đài liên tục được công nhận là đơn vị dẫn đầu khối TT -TH các huyện, thành phố.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp bàn các vấn đề phát triển KT - XH quan trọng của tỉnh

(HBĐT) - Ngày 20/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, BTV Tỉnh ủy họp nghe và cho ý kiến vào dự thảo các nội dung: Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và mục tiêu, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2014; sửa đổi Quy định về tiêu chí các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư quan trọng xin chủ trương BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy; Kế hoạch thực hiện Kết luận số 97-KL/TU, ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện NQT.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định ban hành kèm theo Quy định của BTV Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, theo Quy định số 219-QĐ/TƯ ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư T.Ư Đảng; Quy định của BTV Tỉnh ủy về một số chế độ, chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe CB, CC, VC; công tác cán bộ và một số công tác khác.

Chủ động, sáng tạo trong việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ

(HBĐT) - Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ huyện Tân Lạc đã được tỉnh, huyện biểu dương, khen thưởng vì đã luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo để triển khai, thực hiện có hiệu quả.

Các cơ quan báo chí, các nhà báo, hội viên chú trọng nâng cao chất lượng thông tin góp phần vào công tác chính trị, tư tưởng của Đảng bộ tỉnh

(HBĐT) - Cách đây 89 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, tờ báo do Bác Hồ sáng lập ra số đầu tiên tại Quảng Châu (Trung Quốc) đã mở đầu lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam đã khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta mà Người còn là nhà báo cách mạng vĩ đại. Sự nghiệp báo chí của Bác đã để lại cho chúng ta nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm quý báu và bổ ích còn nguyên giá trị trong thực tế hiện thời.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang làm việc với lãnh đạo Sở Xây dựng

(HBĐT) - Chiều 19/6, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với lãnh đạo Sở Xây dựng về tình hình thực hiện nhiệm 6 tháng đầu năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng, Văn phòng UBND tỉnh.

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Mỹ Thành

(HBĐT) - Sáng 19/6, đại biểu HĐND tỉnh gồm các đồng chí: Bùi Đức Sòn, TVTU, Thiếu tướng, Giám đốc CA tỉnh; Hoàng Quang Minh, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh; Bùi Văn Nỏm, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lạc Sơn; Bùi Thị Huệ, cán bộ trạm y tế xã Hương Nhượng đã tiếp xúc với trên 80 đại biểu cử tri xã Mỹ Thành (Lạc Sơn). Tới dự có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND các phòng, ban của huyện Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục