Phát huy nội lực, gia đình thương binh Nguyễn Văn Thơ, xóm Chàng, xã Tu Lý (Đà Bắc) đã vươn lên phát triển KT, xây dựng cuộc sống mới. Năm 2014, gia đình đã xây nhà mới trị giá khoảng 300 triệu đồng.

Phát huy nội lực, gia đình thương binh Nguyễn Văn Thơ, xóm Chàng, xã Tu Lý (Đà Bắc) đã vươn lên phát triển KT, xây dựng cuộc sống mới. Năm 2014, gia đình đã xây nhà mới trị giá khoảng 300 triệu đồng.

(HBĐT) - Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lớp lớp con em xã Tu Lý (Đà Bắc) lên đường đánh giặc. Đã có 44 người hy sinh và nhiều người mất đi một phần thân thể nơi chiến trường. Trong cuộc sống hôm nay, Tu Lý không chỉ tạo được bước tiến trong phát triển KT -XH mà còn làm tốt công tác chăm sóc người có công.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Tuyển, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhiều năm qua, BCĐ chăm sóc người có công xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo nên sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác này. Để làm tốt nhiệm vụ được giao, các thành viên BCĐ, cán bộ LĐ -TB xã thường xuyên nắm bắt tình hình cơ sở, đời sống kinh tế, tâm tư, nguyện vọng của các gia đình chính sách để từ đó có các bước triển khai thực hiện. Bên cạnh việc đôn đốc, kiểm tra việc chi trả bảo đảm đúng, đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho các đối tượng thụ hưởng (hàng tháng chi trả trên 59 triệu đồng /38 người), BCĐ đã đẩy mạnh công tác tham mưu với ngành chức năng, cấp uỷ, chính quyền địa phương và có nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả. Hàng năm, xã xây dựng quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” được 20-25 triệu đồng; bà con các xóm và các đoàn thể như CCB, phụ nữ, thanh niên đã đóng góp từ 250 - 300 ngày công giúp đỡ gia đình chính sách cấy, gặt, làm cỏ, thu hoạch ngô, san nền, dọn mặt bằng, lợp nhà... Cụ thể như hội viên CCB hỗ trợ hàng chục ngày công đổ bê tông đoạn đường dài 30 m, rộng 2 m từ đường trục xóm dẫn lên nhà ở của gia đình ông Hà Văn Ban (xóm Tình, có 2 con là liệt sĩ). Hay ngôi nhà của bà Xa Thị Vân (xóm Mó La, có 2 con là liệt sĩ) cũng có sự vào cuộc của người dân trong các phần việc (đào móng, lợp mái). Xóm Riêng, do nắm bắt tốt tình hình và điều kiện sống của 10 gia đình chính sách nên có nhiều việc làm thiết thực giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Trường hợp ông Hà Văn Bằng (thương binh thời chống Mỹ), khi được hỗ trợ kinh phí làm nhà, bên cạnh sự động viên, chia sẻ về mặt tinh thần, các CCB, dân quân xã đã giúp đỡ ngày công, vận chuyển vật liệu (năm 2012). Khi điều kiện gia đình còn khó khăn (mẹ già, con còn nhỏ..), ông Bằng được bà con trong xóm tạo điều kiện, khuyến khích để phát triển kinh tế. Hiện nay, cuộc sống gia đình ông đã thay đổi đáng kể. Nhiều gia đình chính sách ở Tu Lý có thêm nghị lực phấn đấu bởi sự động viên, quan tâm, của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và người dân. Đồng chí Xa Văn Đức, Chủ tịch Hội CCB xã cho biết: Mỗi chi hội đều có cách làm, cách giúp đỡ các gia đình chính sách theo điều kiện riêng như chi hội xóm Hương Lý và bà con đã giúp đỡ gia đình Đinh Công Yên (chất độc da cam), chi hội xóm Riêng giúp đỡ gia đình chính sách Đinh Thị Cử vào những mùa gặt, thu hoạch ngô; thăm hỏi trong những lúc ốm đau. Trong dịp 27/7/2013, cùng với việc gặp mặt, động viên thăm hỏi, xã còn thăm khám sức khoẻ, phát thuốc cho các đối tượng chính sách. Năm nay, công tác tuyên truyền, hướng tới cơ sở tiếp tục được triển khai.

 

Với những hỗ trợ, quan tâm của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, các gia đình chính sách cơ bản đã có cuộc sống ổn định, xã không có hộ chính sách ở nhà tạm bợ hoặc thuộc hộ nghèo. Hầu hết các gia đình đều đạt “Gia đình văn hoá”, hoặc “Người công dân kiểu mẫu”.

 

 

                                                                     Bùi Huy

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục