Chiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Chiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

(HBĐT) - Lịch sử nghìn năm của dân tộc Việt Nam đã khẳng định chủ quyền một đất nước có lịch sử truyền thống dựng nước và giữ nước. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, là quy luật trường tồn và phát triển trong tiến trình lịch sử dân tộc.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bờ biển ta có vị trí rất quan trọng. Vì vậy, nhiệm vụ của hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang... Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại nhưng không được quên truyền thống đánh giặc của tổ tiên ta...”. (1)

 

Những lời căn dặn của Người vẫn mãi được các thế hệ chiến sĩ trả cảnh sát biển, kiểm ngư và hàng vạn ngư dân chạy dọc biển trên 3.000 km. Đội ngũ những người giữ biển đang linh hoạt trước mọi thủ đoạn xâm phạm trên biển Đông thuộc vùng lãnh hải của nước ta mà Trung Quốc đang tham vọng bá quyền.

 

Trong thế giới hiện đại, quyền độc lập dân tộc đã bao gồm quyền tự quyết, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta tiến hành trong nhiều thập niên giữa thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của Đảng và vị lãnh tụ xuất sắc của mình để giành độc lập dân tộc thiêng liêng. Xác lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia dân tộc Việt Nam theo những chuẩn mực của công pháp quốc tế trong một thế giới văn minh.

 

Việt Nam là một nước được thiên nhiên tạo lập, mặt hướng ra biển Đông, lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Có một bờ biển dài trên 3.000 km đã thực sự là con đường để giao lưu với các nước. Biển Đông là thực sự là con đường hàng hải có giá trị trên thế giới mà vai trò của Việt Nam không chỉ là quyền của nước chủ nhà đã được khẳng định từ lâu trên biển Đông. Dưới thời nhà Nguyễn, biển Đông vùng lãnh hải thuộc nước ta xa xưa đã có các loại bản đồ chỉ rõ lãnh hải Việt Nam. Người phương Tây thời bấy giờ đã vẽ bản đồ 1774 dưới thời vua Lê Trung, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Đại Việt.

 

Thời vua Minh Mạng đầu thế kỷ XIX có bản đồ Đại Nam nhất thống khẳng định quần đảo Hoàng Sa và vạn lý Trường Sa thuộc chủ quyền nước ta. Nhà bác học Lê Quý Đôn năm 1776 đã ghi lại việc thành lập hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải dưới thời Lê Trung Hưng. Đã từ lâu, người Việt có chủ quyền trên biển Đông đã khai thác hải sản trên một vùng  biển đảo.

 

Hàng năm, nhân dân đảo Lý Sơn nhớ công ơn cha ông đi biển để giữ vững biển, đảo và đánh bắt hải sản đã làm lễ “Khao lễ thế binh” nhằm tri ân những người ra đi vì nhiệm vụ đã nằm sâu dưới lòng biển cả, những người thời đó ra đi trấn giữ biên ải “Có đi mà không về”.

 

Ngày nay, với lòng yêu nước, giữ gìn từng tấc đất, tấc biển, các anh - những cảnh sát biển, kiểm ngư đến hàng ngàn thuyền ngư dân vẫn ngày đêm bám biển, giữ biển. Trung Quốc, một nước láng giềng, chúng ta sống cạnh là một sự tồn tại cá tính số phận là thuộc tính lâu dài của dân tộc. Dân tộc ta yêu chuộng hòa bình, chính vì thế, nhân dân ta trân trọng mối quan hệ 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn dân. ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Nhưng Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước Việt Nam, rồi điều máy bay, tàu chiến gây sự ngăn cản ngư dân làm nghề truyền thống trên vùng biển nước ta. Trung Quốc ra mặt khiêu khích, xuyên tạc lịch sử rồi trắng trợn dùng tàu đâm va tàu thuyền ta, phun vòi rồng làm biển Đông dậy sóng, lòng dân Việt Nam từ Bắc chí Nam và đồng bào ta ở nước ngoài đã dấy lên phong trào phản đối.

 

Nhân dân ta có truyền thống khi đất nước có biến cố là lòng dân lại được thắt chặt, tỉnh táo trước tình hình, đoàn kết xung quanh Đảng, Nhà nước, QH để bảo vệ Tổ quốc. Ngẫm câu nói của Khổng Tử “Phàm những kẻ nói năng khéo léo, nét mặt vờ niềm nở, hạng người đó ít lòng nhân”, đây là lời nói cho ta biết mà ứng xử.

 

Chủ quyền của một quốc gia là vấn đề cốt lõi, là một trong những nội dung cơ bản của tình cảm dân tộc. Giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền quốc gia là danh dự của không mỗi cá nhân mà cả một dân tộc đã rạng ngời truyền thống giữ nước.

 

Trước sự kiện gây ra việc lấn chiếm biển Đông, lòng dân bức xúc. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có lời tuyên bố khẳng định: “Kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm. Đối với bất cứ người Việt Nam nào, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”.

 

Nhìn lại truyền thống, mỗi khi độc lập dân tộc bị đe dọa, Tổ quốc lâm nguy, lòng dân lại kết thành những làn sóng mạnh mẽ để nhấn chìm lũ xâm lược. Trước tình hình biển Đông dậy sóng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Nhà nước ta nhắc lại lời vua Lê Thánh Tông nói với triều đình được ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư “một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại nên vứt bỏ. Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể  sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay, lẽ gian. Nếu Ngươi dám đem một thước núi, một tấc biển làm mồi cho giặc thì phải tru di...”.

 

Lời dẫn của Chủ tịch là niềm tụ hào và xúc động, trong hoàn cảnh hiện nay, hơn 90 triệu đồng bào hơn lúc nào hết cùng khắc sâu lời Bác Hồ dạy: “Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc” là mệnh lệnh của mỗi trái tim con Lạc, cháu Hồng.

 

 

(1) Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (năm 2008) NXB CTQG tập 8, tr 46.

 

 

 

 

                                                                       Văn Song (T.T.V)

 

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục