Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh với đại biểu quân đội, thương binh và quân nhân phục viên sau buổi gặp tại Phủ Chủ tịch, 29/1/1957. Ảnh: T.L
(HBĐT) - Kỷ niệm 67 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2014), nhớ lại những ngày đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thấu hiểu và đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực lao động - thương binh - xã hội. Tháng 7/1947, trong thư gửi Ban thường trực của BTC ngày thương binh toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý chọn ngày 27/7 hàng năm làm ngày thương binh - liệt sĩ toàn quốc để “tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái với thương binh - liệt sĩ”.
Cách đây 67 năm, ngày 17/7/1947, Bác đề nghị đồng bào cả nước nhịn ăn một bữa “để giúp đỡ chiến sỹ bị thương”. Bác gương mẫu làm trước mọi người rồi vận động trong cơ quan Phủ Chủ tịch hưởng ứng.
Ngày 15/8/1948, Bác viết thư cổ vũ “từ trước đồng bào đã giúp đỡ nhiều nhưng tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được và những tử sĩ sẽ không tái sinh mà lòng bác ái của đồng bào cũng không có hạn. Vì vậy, tôi mong và chắc rằng đồng bào trước đã giúp đỡ, sau này sẽ sẵn sàng giúp đỡ mãi”. (1)
Lời nói của Bác, tấm lòng của Bác Hồ thể một cách nhất quán từ lời nói đến việc làm, lời Bác chân tình, xúc động làm hàng triệu trái tim, hàng triệu tấm lòng của đồng bào và bộ đội hết sức ngưỡng mộ. Tháng 7/1951, sau chiến thắng biên giới thắng lợi, Bác Hồ đích thân phát động phong trào đón thương binh về làng. Bác đã viết: “Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào đã tận trung với nước, tận hiếu với dân... Song với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng... Mỗi làng, mỗi xã tùy theo sự cố gắng và khả năng chung đón một số anh em thương binh”. (2)
Cách đề xuất của Bác cũng xuất phát từ tình hình thực tiễn của cách mạng, hoàn cảnh đất nước mà có tính gợi ý cách làm xã hội hóa công tác thương binh - liệt sĩ.
Tấm lòng, tình cảm của Bác đã được nhiều nơi, địa phương hưởng ứng tích cực. Nhiều thương binh được đón về địa phương sống trong sự đùm bọc, yêu thương chia sẻ nên đã phần nào làm cho anh em vui vẻ, vượt lên mọi khó khăn thương tật. Tình yêu thương của dân phần nào đã san sẻ bớt gánh nặng cho Đảng, Chính phủ, anh em thương - bệnh binh được về với nhân dân, về với đất mẹ mọi bệnh tật, thương tật như vơi bớt và sống lạc quan hơn. Chính việc làm đầy ân nghĩa, chia sẻ đó, nhiều thương binh đã gặp được tình cảm trong sáng của chị em phụ nữ hậu phương mà nên vợ, nên chồng, xây tổ ấm.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, Bác Hồ đã nhìn nhận thấu đáo mà hết sức sâu sắc sự cống hiến hy sinh của chiến sỹ. Người nói với một tình cảm sâu nặng mà rõ ràng, dễ hiểu.
“Trong cuộc kháng chiến cứu nước, nhân dân hy sinh một phần của cải và thời gian. Của cải hết có thể làm ra, thời gian qua, thời gian lại đến. Nhưng bộ đội hy sinh xương máu, có khi hy sinh cả tính mạng. Cụt chân, gãy tay, chân tay không thể mọc lại, người chết không thể sống lại. Đó là một sự hy sinh tuyệt đối”. (3)
Tấm lòng tình cảm hiếu nghĩa bác ái của Bác mang tấm lòng nhân ái, tính nhân văn cao cả đối với thương binh - liệt sỹ là vô bờ bến.
Tháng 7/1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi, nhiều chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã hy sinh oanh liệt, giành chiến thắng 56 ngày đêm trên lòng chảo Điện Biên, Bác đã viết thư nhắc nhở cụ Bộ trưởng Bộ Thương binh: “Tôi được biết nhiều nơi khen ngợi một số anh em thương, bệnh binh và gia đình liệt sỹ đã trở thành gương mẫu. Tôi mong rằng Bộ nêu những thành tích, những kinh nghiệm quý báu để các xã khác, anh em khác noi theo”. (4)
Tháng 7/1956, biết một số thương binh công thần, đòi hỏi, Bác nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm khắc nên một số anh em vi phạm đã thấu hiểu, sửa chữa.
Cả cuộc đời Bác, lúc nào cũng dành tình cảm thương cho thương binh - liệt sỹ nên khi tuổi cao, sức khỏe giảm sút Bác đã để lại trong Di chúc một tấm lòng, tình cảm chúa chan lòng “hiếu nghĩa bác ái” Bác viết:
“Đối với những người đã hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng và Chính phủ, đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mọi người để họ dần dần tự lực cánh sinh. Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương cần xây dựng bia kỷ niệm ghi sự hy sinh của các liệt sỹ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước của nhân dân ta...”. (5)
Thấu nhuần lời dạy của Bác, trên đất nước ta, một đất nước trải qua hơn 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chống xâm lược biên giới phía Nam, phía Bắc đã có trên 3.000 nghĩa trang liệt sỹ, trong đó có 98 nghĩa trang do tỉnh quản lý và trên 2.500 nghĩa trang do huyện, xã quản lý. Nhiều nghĩa trang đã trở thành những công trình văn hóa lịch sử như Nghĩa trang Điện Biên Phủ, Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, Hàng Dương, Côn Đảo và mới đây thể theo nguyện vọng của CCB Sư đoàn 356, Chủ tịch nước đã đồng ý xây tượng đài và tu bổ nghĩa trang nơi các chiến sỹ của Sư đoàn đã anh dũng chiến đấu quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979, ở Vị Xuyên, Hà Giang.
Kỷ niệm 67 năm ngày thương binh, liệt sỹ, toàn Đảng, toàn dân ta đời đời nhớ ơn những người đã ngã xuống cho đất nước để giữ trọn lãnh thổ, vùng trời, biển, đảo của Tổ quốc.
Trong tình hình hiện nay, biển Đông đã bị Trung Quốc mưu toan lấn chiếm, chiến sỹ ta trong đối mặt với kẻ thù nham hiểm làm tốt công tác thương binh - liệt sỹ, gia đình chính sách, gia đình của lực lượng kiểm ngư, Cảnh sát biển, bộ đội biên giới là một nguồn động viên để các anh chắc tay súng đối mặt với kẻ thù.
Tấm lòng của Bác, chính sách của Đảng, Chính phủ là nguồn động viên, là động lực cho những chiến sỹ, đồng bào đã cống hiến vì Tổ quốc, vì sự toàn vẹn của lãnh thổ cho đất nước Việt Nam thân yêu.
(1, 2, 3, 4, 5) Báo cáo tổng kết 60 năm của Bộ LĐ -TB&XH tháng 7/2007.
Văn Song (T.T.V)
(HBĐT) - Sáng 25/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các mẹ 2 liệt sỹ trên địa bàn huyện Kim Bôi. Cùng đi có đồng chí Hoàng Thị Chiển, UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo MTTQ tỉnh, Sở LĐ-TB&XH; lãnh đạo và đại diện ban, ngành, đoàn thể huyện Kim Bôi.
(HBĐT)- Nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/20 14), sáng 25/7, đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu đã đặt vòng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ chiến dịch Hoà Bình. Dự lễ dâng hương còn có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành phố Hòa Bình và phường Phương Lâm.
(HBĐT) - Đảng bộ huyện Đà Bắc hiện có 49 chi, Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy và 277 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở, có tổng số 3.783 đảng viên.
(HBĐT) - Ngày 24/7, Đảng bộ Sở Công thương đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Chiều 24/7, UBKT Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh đã tổ chức sơ kết công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014.
(HBĐT) - “Thực hiện tốt công tác dân vận là một trong những yếu tố quan trọng giúp xã thu hút đầu tư, xây dựng NTM, phát triển KT -XH, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo AN - QP” - Đó là khẳng định của đồng chí Đinh Xuân Thao, Bí thư Đảng ủy xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) về công tác dân vận trên địa bàn xã thời gian qua.